Nhà Đường Tiêu Thái Hậu

Tích Khánh Tiêu Thái hậu (Tiếng Trung: 積慶蕭太后, ? - 1 tháng 6, năm 847), còn được gọi là Trinh Hiến hoàng hậu (貞獻皇后), là một phi tần của Đường Mục Tông Lý Hằng, và là mẹ của Đường Văn Tông Lý Ngang trong lịch sử Trung Quốc.

Tích Khánh Tiêu thái hậu
積慶蕭太后
Đường Văn Tông sinh mẫu
Hoàng thái hậu Nhà Đường Tiêu Thái Hậu Đại Đường
Tại vị826 - 847
(đồng vị với Nghĩa An Thái hậu)
Tiền nhiệmÝ An Quách Thái hậu
Kế nhiệmHiếu Minh Trịnh Thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
huyện Mân, Phúc Châu
Mất1 tháng 6, năm 847
Tích Khánh điện, Đại Đường
An tángQuang lăng (光陵)
Phối ngẫuĐường Mục Tông
Lý Hằng
Hậu duệĐường Văn Tông
Thụy hiệu
Trinh Hiến hoàng hậu
(貞獻皇后)

Tiểu sử Nhà Đường Tiêu Thái Hậu

Tích Khánh Thái hậu Tiêu thị nguyên quán huyện Mân, nay là Phúc Châu, Phúc Kiến. Tiêu thị trở thành phi thiếp của Đường Mục Tông khi ông còn là Kiến An vương. Khi bà rời quê, cha mẹ bà đã qua đời, còn lại một người em trai sống ở quê.

Năm Nguyên Hòa thứ 4 (809), Tiêu thị hạ sinh Lý Ngang, tức Đường Văn Tông sau này. Năm Trường Khánh nguyên niên (821), lúc này Mục Tông đã đăng cơ, con trai bà là Lý Ngang được phong làm Giang vương (江王). Tuy nhiên, không rõ địa vị phi tần của bà trong hậu cung. Theo lý, bà có lẽ sẽ trở thành [Giang Vương thái phi] do con trai được phong tước Vương, song đến nay vẫn không có tài liệu nào chắc chắn vấn đề này.

Hoàng thái hậu Nhà Đường Tiêu Thái Hậu

Hiển quý

Năm Bảo Lịch thứ 2 (826), mùa xuân, Đường Kính Tông Lý Đam bị ám sát. Hoạn quan Lưu Khắc Minh (劉克明) muốn khống chế triều đình và đưa con trai của Đường Hiến Tông là Giáng vương Lý Ngộ (李悟) làm Hoàng đế.

Ngày 10 tháng 1 cùng năm, Khắc Minh giả di chiếu, đưa Giáng vương ra gặp chư tể tướng. Bọn Khắc Minh lại bố trí tay chân nắm giữ cung điện, mưu trừ các hoạn quan khác. Nhóm hoạn quan gồm Xu mật sứ Vương Thủ Trừng (王守澄), Trung úy Lương Thủ Khiêm (梁守謙), Ngụy Tòng Gián (魏從簡) nghe tin có biến động, bèn tập hợp binh lính tiến vào cung diệt tặc, đồng thời cho đón Giang vương Lý Ngang vào cung. Cuối cùng, quân Thần Sách của Vương Thủ Trừng và quân Phi Long giết chết hết bọn loạn đảng Lưu Khắc Minh, Giáng vương Ngộ cũng chết trong loạn quân. Ngày 13 tháng 1, Giang vương Lý Ngang chính thức lên ngôi, trở thành Đường Văn Tông.

Ngày 16 tháng 1 cùng năm, Văn Tông tôn mẹ là Tiêu thị làm Hoàng thái hậu Nhà Đường Tiêu Thái Hậu. Sách tôn viết:

Theo vai vế, Văn Tông là em của Kính Tông, do đó mẹ của Kính Tông là Vương Thái hậu không tôn làm Thái hoàng thái hậu, mà lấy niên hiệu Bảo Lịch để làm tôn hiệu, gọi Bảo Lịch Thái hậu (寶曆太后). Lúc đó, Quách Thái hoàng thái hậu có địa vị cao nhất nên được bố trí ở Hưng Khánh cung (興慶宮), Vương Thái hậu ở Nghĩa An điện (義安殿), còn Tiêu Thái hậu sống ở trong Đại nội, đương thời xưng gọi [Tam cung Thái hậu; 三宮太后]. Đường Văn Tông vốn tính hiếu thuận, phụng sự Tam cung đều như nhau. Mỗi khi các nơi tiến công kì trân dị vật thì trước đưa đến tông miếu, tiếp đó dâng đến Tam cung còn dư thừa mới để tự mình chi dùng.

Truy tìm em trai

Được hiển quý, Tiêu Thái hậu nhớ đến người thân là đứa em trai duy nhất, bà bèn thỉnh cầu Văn Tông. Sau khi nghe đến, Văn Tông lệnh cho Tiết độ sứ Phúc Kiến tìm kiếm người em trai đã thất lạc của bà, nhưng không tìm ra. Tình cờ, một công nhân làm trà là Tiêu Hồng (蕭洪), tìm kiếm người chị thất lạc của mình. Một thương nhân Triệu Chuẩn (趙縝) đã giới thiệu Tiêu Hồng với con rể Từ phu nhân là Lữ Chương (呂璋). Từ phu nhân không xác minh được nên dẫn Tiêu Hồng đến gặp Tiêu Thái hậu. Văn Tông tin Tiêu Hồng là cậu mình, cho vào hàng quốc thích làm việc ở cung Thái tử. Tiêu Hồng sau đó trở thành Thống lĩnh cấm quân, sau đó nữa thành Tiết độ sứ Hà Dương (河陽), sau đó chuyển sang Phu Phường (鄜坊)

Tuy nhiên, một thời gian sau, quan đại thần Lý Huấn (李訓) cho rằng Tiêu Hồng không phải em trai của Thái Hậu. Lo lắng, Tiêu Hồng tìm cách lấy lòng em trai Lý Huấn là Lý Trọng Nguyên (李仲京). Lúc đó, một vài hoạn quan Thần Sách quân (神策軍) được gửi đến để phục vụ Tiết độ sứ, ban đầu được trả phí đi đường, nhưng sau đó lại đòi trả gấp ba sau khi đến. Một trong số Tiết độ sứ tiền nhiệm của Phu Phường là người trong Thần Sách quân, nhưng đã chết trước khi Tiêu hoàn trả chi phí. Chủ nợ không hài lòng, muốn Tiêu Hồng chi trả cho người tiền nhiệm, Tiêu khước từ. Khi chủ nợ thử đòi con trai người tiền nhiệm, Tiêu bảo người con đó tìm Lý Huấn can thiệp. Lý Huấn ra lệnh cho người con trên từ chối trả nợ. Sau khi Lý Huấn bị giết trong Sự biến Cam Lộ, hoạn quan quyền lực Cừu Sĩ Lương (仇士良) trở nên hiềm khích với Tiêu Hồng.

Trong khi đó, em trai thật sự của Tiêu thái hậu vẫn còn ở Phúc Châu. Tiêu Bổn (蕭本), một người họ hàng, thông qua bàn luận xác định được là thành viên trong gia đình họ Tiêu. Tiêu Bổn trình báo với Cừu, kết tội Tiêu Hồng giả mạo làm em trai Thái hậu. Năm Khai Thành nguyên niên (836), Tiêu Hồng bị lưu đày đến Hoan Châu (驩州), nhưng trước khi đi thì bị ban chết. Đường Văn Tông tin rằng Tiêu Bổn thật sự là cậu mình, cho vào hàng quốc thích, làm việc trong cung của Thái tử Lý Vĩnh.

Năm Khai Thành thứ 2 (837), Phúc Châu xuất hiện một người tên Tiêu Hoằng (蕭弘), cho rằng mới thật sự là em trai Tiêu thái hậu. Văn Tông lệnh cho Ngự sử đài (御史台) điều tra sự thật. Hơn một năm sau, điều tra kết luận Tiêu Hoằng bịa đặt, lừa dối. Văn Tông đuổi về nhưng không trừng phạt. Năm thứ 4 (839), Lưu Tòng Gián (劉從諫), Tiết độ sứ của Chiêu Nghĩa (昭義), đệ trình xác nhận lại thân thế Tiêu Hoằng, cho rằng cuộc điều tra trước đó có sự mua chuộc của Tả Thần Sách quân (左神策軍) ủng hộ Tiêu Bổn. Lần này, Văn Tông lệnh cho cả Hình Bộ (刑部) và Đại Lý Tự (大理寺) thẩm tra sự thật. Thời gian sau, cả ba cơ quan thẩm tra đều kết luận Tiêu Bổn lẫn Tiêu Hoằng đều không phải em trai của Tiêu Thái hậu. Tiêu Bổn bị lưu đày đến Ái Châu (愛州). Tiêu Hoằng bị đày đến Đam Châu (儋州). Em trai thật sự của Thái hậu vẫn lưu lạc ở Phúc Châu và không giờ tìm được nữa

Cuối đời

Năm Khai Thành thứ 5 (840), Đường Văn Tông băng hà, không có hậu duệ. Theo thứ tự thừa kế, em trai Văn Tông là Đường Vũ Tông Lý Viêm nối ngôi. Vào lúc này, Tiêu Thái hậu được chuyển đến sống tại Tích Khánh điện (積慶殿), vì thế bà có phong hiệu là Tích Khánh thái hậu (積慶太后). Bà sống qua 6 năm dưới triều Đường Vũ Tông, chứng kiến một em trai khác của Mục Tông là Đường Tuyên Tông lên ngôi.

Năm Đại Trung nguyên niên (847), ngày 1 tháng 6, Tích Khánh điện Hoàng thái hậu Nhà Đường Tiêu Thái Hậu Tiêu thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Theo chuẩn của một Thái hậu, bà được truy phong thụy hiệuTrinh Hiến hoàng hậu (貞獻皇后). Nhưng sử sách không ghi rõ nơi mà bà an táng, có lẽ cũng là một khuôn viên trong Quang lăng (光陵) - lăng mộ của Mục Tông.

Xem thêm

Chú thích

Tags:

Tiểu sử Nhà Đường Tiêu Thái HậuHoàng thái hậu Nhà Đường Tiêu Thái HậuNhà Đường Tiêu Thái Hậu1 tháng 6847Chữ HánLịch sử Trung QuốcPhi tầnĐường Mục TôngĐường Văn Tông

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Việt NamHải PhòngMười hai con giápLụtMin Hee-jinDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânPhan Đình GiótAi CậpDanh sách biện pháp tu từTrà VinhLiếm âm hộHàn Mặc TửDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁThang điểm trong hệ thống giáo dục Việt NamLê Đức AnhVụ án Lê Văn LuyệnKinh tế Trung QuốcReal Madrid CFVạn Lý Trường ThànhNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamDanh sách Tổng thống Hoa KỳNhà Lê sơNgô QuyềnVũ Hồng VănQuốc hội Việt Nam khóa VIBắc NinhBernardo SilvaGiải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2016Sông Vàm Cỏ ĐôngĐồng ThápGốm Bát TràngChâu MỹĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam Dân chủ Cộng hòaChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)AngolaHuếBlackpinkDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeaguePhú QuốcCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Hiệp hội bóng đá AnhRomeo và JulietĐinh La ThăngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamMười hai vị thần trên đỉnh OlympusQKhí hậu Việt NamThám tử lừng danh ConanTruyện KiềuLương CườngTrấn ThànhLịch sử Trung QuốcĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhBuôn Ma ThuộtHạt nhân nguyên tửZaloCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhCăn bậc haiĐồng bằng sông HồngNúi Bà ĐenPhan Bội ChâuShopeeQuảng NamNhà ĐườngThế vận hội Mùa hè 2024Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamThế hệ ZMinh Lan TruyệnĐắk NôngKim Soo-hyunThạch LamHoàng Phủ Ngọc TườngQuảng NgãiHạnh phúcTác động của con người đến môi trườngQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTưởng Giới Thạch🡆 More