Tiếng Chăm

Tiếng Chăm hay tiếng Champa (chữ Chăm: ꨌꩌ; chữ Jawi: چم) là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á, và trước đây là ngôn ngữ của Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam .

Phương ngữ Chăm Tây được nói bởi 220.000 người ở Campuchia và 25.000 người ở Việt Nam; phương ngữ Chăm Đông (Chăm Phan Rang), có khoảng 73.000 người nói ở Việt Nam, với tổng số khoảng 320.000 người nói.

Tiếng Chăm
ꨌꩌ
Tiếng Chăm
Từ 'Chăm' viết bằng Chữ Chăm
Phát âm[cam]
Sử dụng tạiCampuchia, Việt Nam, Thái Lan, một vài quốc gia khác có người nhập cư gần đây
Khu vựcĐông Nam Á
Tổng số người nói323.100 (Ethnologue, 2002)
Dân tộcNgười Chăm
Phân loại Tiếng ChămNam Đảo
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Chăm cổ
  • Tiếng Chăm
Hệ chữ viếtChữ Chăm (Việt Nam), Chữ Ả Rập (Campuchia), Chữ Latinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Ngôn ngữ thiểu số tại Campuchia và Việt Nam
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
cja – Chăm Tây
cjm – Chăm Đông
huq – Tsat
Glottolog cham1328
ELPEastern Cham

Lịch sử Tiếng Chăm

Nguồn gốc

Tiếng Chăm đáng chú ý là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo được chứng thực lâu đời nhất, với bia ký Đông Yên Châu được xác minh có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, điều nay đã chỉ ra người Chăm có lịch sử lâu đời và phong phú từ thời xa xưa. Họ chính là hậu duệ của Vương quốc Champa, một vương quốc hùng mạnh và có ảnh hưởng đã phát triển mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam ngày nay từ khoảng thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 17. Vương quốc Champa có nền văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt khiến người Chăm khác biệt với các nước láng giềng.

Vương quốc Champa (192 - 1832)

Vương quốc Champa đóng một vai trò quan trọng trong thương mại khu vực và trao đổi văn hóa, tương tác với các nền văn minh lân cận như Đế quốc Khmer, Đại Việt (Việt Nam) và các nền văn minh khác. Người Chăm đã phát triển chữ viết riêng của họ, gọi là chữ viết Chăm, được sử dụng để viết chữ khắc và văn bản tôn giáo.

Vương quốc Chămpa càng suy yếu về sau dẫn đến người Chăm càng có xu hướng di dời. Một số di cư sang Campuchia, nơi họ thành lập cộng đồng, trong khi những người khác vẫn ở lại Việt Nam. Ngôn ngữ Chăm trải qua những thay đổi và thích ứng khi người Chăm tương tác với các nền văn hóa trong môi trường mới của họ.

Phân loại Tiếng Chăm

Tiếng Chăm Tây được sử dụng bởi người Chăm ở Campuchia cũng như các tỉnh lân cận Việt Nam như An GiangTây Ninh. Chăm Đông được nói bởi những người Chăm ven biển ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh ThuậnĐồng Nai của Việt Nam. Hai vùng nói tiếng Chăm bị tách biệt cả về địa lý và văn hóa. Người Chăm Tây chủ yếu là theo Hồi giáo (mặc dù một số người ở Campuchia hiện đang tu theo Phật giáo Nguyên thủy), trong khi người Chăm Đông theo cả Hồi giáoẤn Độ giáo. Dân tộc học nói rằng phương ngữ phương Đông và phương Tây không còn dễ hiểu lẫn nhau.

Nhóm ngôn ngữ Chăm

Các ngôn ngữ thuộc nhóm Chăm khác được nói ở Việt Nam là Ra-glai, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, H'roi tức người Hờitiếng Tsat của một dân tộc thiểu số tại đảo Hải Nam. Tiếng Chăm có liên hệ với các ngôn ngữ Malay-Polynesia khác tại Indonesia, đặc biệt là Người AcehMinangkabau, đa số sinh sống tại IndonesiaMalaysia, MadagascarPhilippines.

Phân bố Tiếng Chăm

Đây là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo, được 800.000 người ở Việt Nam, 900.000 người ở Campungcham, Campuchia (1993) và một số nhỏ ở Thái LanMalaysia sử dụng.

Chữ viết Chăm Tiếng Chăm

Chữ viết Chăm Tiếng Chăm được sử dụng để viết tiếng Chăm. Bộ chữ cái này bắt nguồn từ chữ Phạn thuộc hệ Bhrami. Trước đây chữ viết Chăm bị hạn chế phát triển, nay được giảng dạy rộng rãi trong các trường của địa phương.

Xem thêm

Chỉ dẫn Tiếng Chăm

Tham khảo

  • Aymonier Etienne và Antoine Cabaton (1906). Dictionnaire Cam-Français. Paris: Leroux.
  • Blood D. L., & Blood D. (1977). East Cham language. Vietnam data microfiche series, no. VD 51-72. Huntington Beach, Calif: Summer Institute of Linguistics.
  • Blood D. L. (1977). A romanization of the Cham language in relation to the Cham script. Vietnam data microfiche series, no. VD51-17. Dallas: Summer Institute of Linguistics.
  • Moussay Gerard (1971). Dictionnaire Cam-Vietnamien-Français. Phan Rang: Centre Culturel Cam.
  • Thurgood G. (1999). From ancient Cham to modern dialects: two thousand years of language contact and change. Oceanic linguistics special publication, no. 28. Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 0824821319

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Tiếng ChămPhân loại Tiếng ChămPhân bố Tiếng ChămChữ viết Chăm Tiếng ChămChỉ dẫn Tiếng ChămTiếng ChămChăm PaChữ JawiChữ viết ChămMiền Trung (Việt Nam)Người ChămĐông Nam Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

An GiangQuần đảo Trường SaTài nguyên thiên nhiênLandmark 81Cho tôi xin một vé đi tuổi thơThuốc thử TollensNguyễn Thái HọcFC Bayern MünchenHoa hồngVũng TàuĐào, phở và pianoThích-ca Mâu-niVincent van GoghSố chính phươngDân số thế giớiViễn PhươngQuan hệ ngoại giao của Việt NamHoa xuân caNguyễn Xuân ThắngChủ nghĩa cộng sảnNgày Thống nhấtQuảng NgãiVũ Trọng PhụngBình Ngô đại cáoSao MộcLê Thánh TôngDầu mỏSóng thầnIranCố đô HuếAlbert EinsteinNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNhà TrầnThám tử lừng danh ConanBộ Công an (Việt Nam)Quốc gia Việt NamTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)Sóc TrăngOne PieceTưởng Giới ThạchSinh sản vô tínhĐiện Biên PhủCông an thành phố Hải PhòngTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn TrãiBánh mì Việt NamRobloxBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Hàn QuốcBTSVạn Lý Trường ThànhĐạo Cao ĐàiThuận TrịFC BarcelonaAlcoholGia KhánhBlackpink!!Trương Tấn SangCàn LongBạo lực học đườngLưu Quang VũTết Nguyên ĐánTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamLiên minh châu ÂuNgười TàyViệt Nam Cộng hòaHạnh phúcThành nhà HồQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamLý Tiểu LongTô HoàiMa Kết (chiêm tinh)Anh hùng dân tộc Việt NamVăn họcHọ người Việt NamGiỗ Tổ Hùng VươngTrịnh Công Sơn🡆 More