chủ Nghĩa Vô Thần

Thuyết Vô Thần có thể được định nghĩa như sau: không tin nơi một Đấng Thần Linh nào cả, bởi tự nghĩa chữ Vô Thần.

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 2402:9D80:3AF:3518:601D:B772:AD8D:C65B trong đề tài Ý kiến chủ Nghĩa Vô Thần
Dự án bài cơ bản
chủ Nghĩa Vô Thần Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
chủ Nghĩa Vô ThầnCLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Ý kiến chủ Nghĩa Vô Thần

Do đó, việc tin theo một tín ngưỡng như Thờ ông bà hoặc thờ Thần Hổ (Việt cổ, thường thấy trong những gia đình gốc miền Bắc)... cũng chưa có thể gọi là Vô Thần. Vì còn đặt niềm tin nơi một quyền năng siêu hình nào đó, chứ không nhất thiết phải theo một tôn giáo thì mới gọi là Hữu Thần. Một niềm tin hướng thượng, hướng đến một sự hiện hữu vô hình, cao cả, tượng trưng bởi một hình ảnh, vật thể... nào đó tạo cho người một chỗ dựa vững chắc trong những lúc khó khăn, trước nhất, sau đó, mới là những lúc vui sướng, thoải mái. Đó là những điều thường gặp trong thiên hạ.


- Trước hết, ta phải hiểu rằng "Vô thần" là một KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC dựa trên cơ sở DUY LÝ TRÍ. Người "vô thần" (hay người theo chủ nghĩa vô thần) đa phần là những người có một thái độ triết học hết sức tích cực trên nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là lĩnh vực tôn giáo. Nhận định : "Người Việt Nam theo đạo Khổng, Đạo Nho là vô thần " là một sai lầm nặng nề. Không thể chấp nhận được .

Ta hãy xem "người vô thần là ai, là người như thế nào" để đối chiếu với nhận định trên

1. Người vô thần là ai ?

Người vô thần là một người "chỉ tin vào những gì mình thấy" hoặc chỉ tin vào những gì "khoa học chứng minh được" là có thật, là hiện hữu trong thế giới hữu hình. Người ta dựa trên cơ sở này để "đồng hóa" người theo chủ nghĩa Duy vật, người Cộng sản là vô thần .

2. Người vô thần là người như thế nào ?

Xác định được người vô thần là ai, ta dễ dàng nhận ra cái "vóc dáng đặc trưng" của họ là những người rất thực tế, có am hiểu về khoa học hoặc có một trình độ kiến thức cơ sở nào đó và đặc biệt là một người...hay thắc mắc, hay hoài nghi trước mọi sự kiện, mọi vấn đề từ hữu hình đến vô hình quanh họ. Đối với họ, mọi việc diễn ra trước mắt đều bắt đầu bằng những câu hỏi " Tại sao ? Có thể nào ?..."

Chính từ những đặc trưng đó ta nhận thấy ngay những biểu hiện của họ : Không thể chấp nhận tất cả các giả thuyết "mà khoa học không chứng minh được là có hiện hữu" chứ không riêng gì các "chi tiết thần thánh hoang đường" trong các truyền thuyết tôn giáo.

Bằng cách hiểu này thì nếu nói: người theo đạo Khổng là vô thần có phần cũng đúng vì Không Tử đã từng "dạy" đệ tử của mình là "không hề có ma quỉ, thần thánh gì cả". Và tương tự như vậy thì Đạo Phật...cũng vô thần bằng cái khái niệm "sinh, tử, Niết bàn thể nguyên bất nhị". Thậm chí đạo Thiên chúa cũng trở thành "vô thần" khi cái chi tiết "Chúa đi qua biển không cần dùng tàu thuyền" là hoàn toàn "khoa học" nếu như đi qua..."Biển Chết" ! Và Lão giáo cũng chưa bao giờ thừa nhận những "thầy bùa, thầy pháp" là môn đệ chính thống của mình (!!?)

Để trình bày hết vấn đề, chúng tôi cho rằng "cần cả một bản luận văn" vài trăm trang mới có thể trình bày thấu đáo. Tuy nhiên trong phạm vi bài này, chúng tôi xin có ý kiến tóm tắt vấn đề như sau :

- Vô thần là gì chủ Nghĩa Vô Thần ? Vô thần là một thái độ triết học, mà trong đó NHỮNG GÌ THUỘC PHẠM TRÙ HOANG TƯỞNG, PHI KHOA HỌC nhất là CÁC TRUYỀN THUYẾT TÔN GIÁO không tồn tại.

- Thế nào là người vô thần ? Người vô thần, hiểu theo cách đã trình bày, là một người thực tế, duy lý trí, chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe hoặc những gì khoa học "chứng minh được". Người vô thần, hiểu theo cách "người không tôn giáo" là không chính xác, vì thật sự họ cũng có tôn giáo. Tôn giáo đó chính là "khoa học". Và trong một chừng mực nào đó niềm tin vào "tôn giáo khoa học" của họ còn mang tính cuồng tín và mãnh liệt hơn bất kỳ tín đồ của bất kì tôn giáo nào.

Thành viên:Tranngoc

phan bac y kien tren

chủ nghĩa cộng sản không thể là vô thần được? vì mỗi con người đều tìm cho mình một người để mình tin tưởng, có thể gọi đó là " thần bảo hộ", con người ai không sợ khổ, sợ chết nhưng vì cái gì? vì ai? họ có thể đứng lên mọi khó khăn thử thách để bước tới cái cao hơn, chiến thắng bản thân mình và mọi khó khăn? chủ nghĩa vô thần chỉ là thứ mà con người tự biện minh cho những suy nghĩ, hành động của mình thôi? khi con người gặp những khó khăn thử thách, mà họ không thể vượt qua như: các chiến sĩ trên đường hành quân, những người canh giữ các hòn đảo trên biển...những lúc tinh thần bị lung lay vì sự sợ hãi, họ có giữ được thái độ tự tin vào chình mình hay không? và giải thích ra sao khi họ có những "linh cảm" vì họ chỉ tin vào những thứ mắt thấy, tai nghe! cho nên không thể phủ nhận 100% là cộng sản Vô thần, vì không có gì là tuyệt đối, các sự vật không có tồn tại mãi mãi và cũng không có sự hủy diệt mãi mãi! mọi thứ chỉ mang tính tương đối mà thối

      "Cộng sản chính là vô thần". Cái mệnh đề này không phải là người khác phán quyết hay chụp mũ cộng sản, mà là cộng sản tự xếp họ vào loại "vô thần". Thậm chí họ xây dựng cả hệ thống lý luận để chứng minh học thuyết vô thần là đúng. Tại các quốc gia cộng sản thì trẻ em từ bé đến lớn phải học những cái hệ thống lý luận đó. Đây là thực tế rành rành không thể chối cãi. Còn bản thân một số đảng viên, họ vẫn đi chùa, vẫn cúng bái các kiểu. Cái đó là hành xử của cá nhân đảng viên đó thôi. Những người vào đảng với mục đích tư lợi chứ không phải để tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, hiện tượng này đâu có gì lạ. Sau khi cộng sản phát hiện rằng không thể bắt toàn dân thành những người vô thần (trên thực tế nhiều đảng viên vẫn đi chùa các kiểu), thì chuyển sang thao túng tôn giáo với mục đích chính trị. Vì thế ở VN thì nhà nước ủng hộ Phật giáo (ta gọi là chùa quốc doanh) sau một thời đập chùa đuổi sư, và Trung Quốc lại đưa Khổng Tử lên tôn thờ sau một thời đập phá Nho giáo. Cái đó thuần tuý là phục vụ mục đích chính trị. Hoàn toàn không hề nói rằng cộng sản là hữu thần. Họ vẫn là vô thần thôi.103.9.196.17 (thảo luận) 17:04, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)
    Tôi tin rằng tôn giáo nguyên thủy là vô thần, những vị tổ sư sáng lập ra giáo phái không phải vì họ muốn lập ra giáo phái. Vì họ không tin có thần thánh, nên họ tự thân muốn cứu giúp và lôi kéo những chúng sanh ra khỏi sự dựa dẫm vào các đấng tạo hoá, bằng các thuyết pháp chỉ rõ ra là chúng ta phải tự thân loại bỏ những quan niệm cố chấp hay những định kiến vọng tưởng để cảm thụ sự an lạc cho tâm trí trong thế giới thật.
     Tôn giáo được tạo ra không phải do người lãnh đạo đầu tiên, mà là do sự tôn kính sùng bái một cách mù quáng của nhiều thế hệ đệ tử sau đó. Họ không đi theo đúng tư tưởng vô thần của người lãnh đạo đầu tiên, mà lại huyễn hoặc chúng sanh đặt niềm tin vào họ như một vị thần bằng các thuyết pháp không rõ ràng. với trí tuệ thấp kém của chúng sanh thời điểm đó, họ đã nhầm tưởng và khi không được giảng giải chu đáo họ đã hiểu sai lạc đi.     Về sau, với nhận thức cao hơn của nhiều thành phần trí thức kéo dài cho đến hôm nay. Đại đa số đã quán chiếu qua rất  nhiều kinh sách và hiểu được sự thật về tôn giáo nguyên thủy song song với quá trình phát triển của xã hội và khoa học, nhân loại đang đi dần vào thực tế vô thần. Vấn đề tôn giáo ngày nay là gìn giữ truyền thống  chứ không phải là dựa dẫm hay đặt trọn niềm tin vào thần thánh, vì vậy chúng ta không nên xem tất cả những người có tôn giáo là hữu thần.  


                        Xin cảm ơn                     Trần Hiếu Thuận 2402:9D80:3AF:3518:601D:B772:AD8D:C65B (thảo luận) 03:48, ngày 2 tháng 2 năm 2022 (UTC) 

"Đạo ngoại"???

Bài này có câu "Hoặc đối với một số người Việt họ không thờ cúng những thần linh mà họ thờ cúng một "đạo ngoại" của họ hay nói cách khác họ thờ cũng những "linh hồn"." Cái gọi là "đạo ngoại" là cái gì, có ai có thể giải thích được không? Có dẫn chứng nào cho xác định này không? Nếu không thì cần bỏ đi. Mekong Bluesman 22:03, ngày 14 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Theo tôi được biết người Việt gốc Bắc thường gọi những người thờ cúng "ma quỷ" là người theo đạo ngoại. Và từ đó họ lấy cơ sở đó để đặt cho "tôn giáo" đó là đạo ngoại.

Nhưng theo tôi tìm hiểu thì thấy "đạo ngoại" thuộc một chi khác của phất giáo và những thần linh của đạo ngoại là những gì mà phật giáo cho là "ma quỷ".

Nguyenducchinhs 18:01, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)SBNguyenducchinhs 18:01, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Đoạn về VN chủ Nghĩa Vô Thần

    Thuyết vô thần đối với người Việt được một số tác giả cho là một biến thể của đạo Khổngđạo Nho. Nhiều người Việt không theo một tôn giáo nào cả nhưng vẫn giữ tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã khuất; cũng như có một tín ngưỡng về thần linh nhất định.
    Hoặc đối với một số người Việt họ không thờ cúng những thần linh mà họ thờ cúng một "đạo ngoại" của họ hay nói cách khác họ thờ cũng những "linh hồn".{{citation needed}}

Tôi cắt đoạn trên ra khỏi bài, để tranh luận ngoài này xem có đem trở lại bài hay không. Theo định nghĩa , "vô thần" nghĩa là không tin rằng có thần thánh hoặc không biết chắc có hay không. Vậy thì người Việt không thể gọi là vô thần. Họ thờ thổ công, thổ địa, thờ Mẫu Liễu, Đức Thánh Trần. Họ tin rằng người chết đi nhưng linh hồn vẫn ở đâu đó nên tiếp tục thờ cúng. Họ cúng rằm tháng bảy, cúng ông Táo.... Đó chính là "hữu thần".

Đừng hiểu "vô thần" với nghĩa hẹp là "không theo một tôn giáo cụ thể có thần hay Chúa". Tmct 20:43, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Bảo Ngọc: chủ Nghĩa Vô Thần

VẤN ĐỀ : Tại sao "Cứ phải gán cho mình một tôn giáo Trong lúc mình chưa có một cái gì để "tin" ?. thảo luận quên ký tên này là của 125.234.205.122 (thảo luận • đóng góp).

Cảm thấy thú vị về đề tầi này chủ Nghĩa Vô Thần

Nếu định nghĩa những người vô thần là nhưng người theo "tôn giáo khoa học" thì quả là thú vị. Niềm tin rất tốt và rất cần thiết cho mỗi chúng ta như nước vậy. Nhưng vấn đề là theo quý vị khi không tin vào tôn giáo và chưa biết tin vào điều gì? Thì chúng ta nên tìm lại niềm tin như thế nào?

Brahma (thảo luận) 22:45, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Chú thích ảnh đầu tiên chủ Nghĩa Vô Thần

Tôi chờ hoài không thấy Tmct dịch cái chú thích này. Có quên không đó? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:24, ngày 7 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Trung Quốc và Phật giáo chủ Nghĩa Vô Thần

Giá ai viết được thêm mục về tư tưởng vô thần trong triết học Trung Quốc và Phật giáo chủ Nghĩa Vô Thần thì hay quá. Được vậy thì bài này sẽ đầy đủ hơn cả bài bên tiếng Anh (sao chọn lọc). Tmct (thảo luận) 16:31, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Số người "vô thần" ở Việt Nam

Theo điều tra dân số năm 1999, 80,7% dân số Việt Nam không có tôn giáo[1], nhưng con số này đáng nghi ngờ vì các chính phủ cộng sản thường khuyến khích người dân không theo tôn giáo, cho nên người dân thường trả lời theo ý của chính quyền. NHD (thảo luận) 22:52, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    Hì, chuyện này là một bằng chứng nữa cho thấy ở ngoài VN nghe tin tức về VN thì có thể bị lệch như thế nào. Tmct (thảo luận) 09:34, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
      Tôi cũng thấy bạn đó nghe thông tin bị lệch, tự do tôn giáo có chính sách cả mà. Tôi thấy các đại hội Phật giáo, công giáo... nhà nước đứng ra cùng tham gia ủng hộ. Khó mà suy diễn như thế được bạn ạ!.--DXLINH (thảo luận) 10:40, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Ở Việt Nam hoàn toàn chẳng có chuyện phân biệt gì về tôn giáo cả, những người theo đạo được đối xử hết sức bình thường, người ta coi đây như là tự do riêng của mỗi người và không quan tâm mấy đến những tôn giáo đó, và nếu có phân biệt và đối xử thì có chăng chỉ là những nhân vật này thôi. 203.162.3.153 (thảo luận) 10:49, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    Nói chuyện chính sách chung chung như DXLINH thì có thể không thuyết phục đâu, vì chính sách là một chuyện, thi hành lại là chuyện khác.
    Tôi chỉ nói những chuyện tôi chứng kiến: đó là tôi không hề thấy cái gì dạng như "chính phủ khuyến khích người dân không theo tôn giáo". Rất nhiều bà cao tuổi trong họ nhà tôi thường xuyên theo các đoàn lễ bái ở các chùa, có bà còn xây riêng một gian phòng bầy biện trang trí chẳng khác gì ở chùa, cũng năm tầng bẩy lớp tượng Phật, cũng tụng kinh gõ mõ hệt như ở chùa. Cái nhà thờ Phật tại gia đó thì mấy chục năm nay nó vẫn hoành tráng như thế, còn số các bà mặc áo dài nâu lên chùa thì ngày càng nhiều. Chuyện cứ hiển nhiên bình thường như hàng ngày ăn cơm 3 bữa vậy. Hàng năm hội Phủ Giày kéo dài cả tuần, thiên hạ lên đồng hầu bóng cả đêm lẫn ngày, đông nghịt. Còn người bạn theo đạo Thiên Chúa thì khi nói chuyện với tôi chỉ ca thán về chuyện phải đến nhà thờ, phải học thuộc Kinh và phải nghĩ ra tội để xưng.
    Ngày xưa thì còn có vụ chống "mê tín dị đoan". Chứ bây giờ thì đơn giản là chính phủ chẳng can thiệp, miễn là người ta không lợi dụng tôn giáo để làm chính trị. Tmct (thảo luận) 11:18, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Ý tôi muốn nói là chủ nghĩa cộng sản có chủ trương vô thần (Karl Marx: tôn giáo là á phiện của người dân), và thường xuyên bài những cái gọi là "mê tín dị đoan", cho nên những người tin tưởng vào tôn giáo có thể tự xem mình là người "không mê tín". Ví dụ, hầu hết người Việt đều thờ ông bà và số đông đều đi đến chùa vào dịp Tết, nhưng sẽ trả lời là họ không có tôn giáo nào. NHD (thảo luận) 20:02, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    Về lí do tại sao họ trả lời rằng không có tôn giáo.
    Thứ nhất, ở Việt Nam, ngoại trừ những người theo các tôn giáo Abraham và các nhà sư, còn thì ranh giới giữa Phật tử và những người còn lại rất mờ nhạt. Thí dụ tôi coi việc thờ cúng tổ tiên là việc tất nhiên, vào đền chùa thắp hương vái thần Phật là việc bình thường (vào nhà thờ thì khác, chỉ như kiểu khách du lịch thôi). Nhưng bảo tôi là Phật tử thì hoàn toàn không phải, tôi chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo. Một số người khác lâu lâu lại đi quy (thành Phật tử đúng nghĩa) một thời gian rồi lại quay lại sống bình thường. Một số người khác (ví dụ bố tôi) chịu ảnh hưởng rất nặng của chủ nghĩa duy vật và duy lý nên chẳng tin vào cái gì tâm linh, dù vẫn cúng tổ tiên. Do đó số Phật tử đúng nghĩa (những người tu tại gia hoặc đi quy) thật ra không nhiều, các Phật tử phong trào (kiểu các bà theo lễ nhà chùa) nhiều hơn nhưng chẳng biết gọi họ là Phật tử có đúng không. Đa số dân chúng đại khái như tôi - loại thi thoảng lên chùa.
    Thứ hai, thờ tổ tiên, nghi lễ đồng cốt, thói quen lâu lâu lên chùa cầu tài cầu lộc chỉ dừng ở mức tín ngưỡng, mọi người không coi nó là tôn giáo, nên khi khai các kiểu lí lịch đều ghi: Tôn giáo: Không.
    Hai điểm trên là lí do mà nhiều người tự nhận là không có tôn giáo, trong khi đa phần dân chúng nhận là có tín ngưỡng (54%, xem bài Không tín ngưỡng). Hơ, nhìn lại con số 54% thì rõ ràng khối người có thờ cúng tổ tiên nhưng vẫn nhận là không có tín ngưỡng. Tự xét mình thì nếu phải trả lời câu này thì chắc tôi cũng trả lời "không có", vì thực tế nó thế.
    Nếu có cái thời mà mọi người phải tự xem/tỏ ra mình "không mê tín" thì nó đã qua lâu lắm rồi, tôi không được chứng kiến. Mấy ông cộng sản miệng nói "tôn giáo là thuốc phiện" nhưng vẫn cúng tổ tiên thờ người chết như thường, bằng chứng là nghĩa trang liệt sĩ thời nào cũng có bát hương.
    Tmct (thảo luận) 20:59, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

@Tmct, NHD: xin giải thích chuyện này: các đỉnh cao trí tuệ trước đây cứ áp dụng bậy câu "tôn giáo là thuốc phiện" mà không để ý đến hoàn cảnh của nó: thời Các Mác nói câu này thì thuốc phiện vẫn được coi là một vị thuốc phổ biến trong y học chứ không phải xì ke ma tuý như hiện giờ. Thời mình học môn GDCD về chủ nghĩa Mác, thầy luôn nhấn mạnh chỗ này. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:21, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    À hay! Khi dịch bài này tôi cũng có cảm giác hơi ngạc nhiên là tác giả không coi câu "thuốc phiện" hoàn toàn chỉ có ý xấu. Chắc khi có thời gian phải đi dịch bài về câu thuốc phiện. Tmct (thảo luận) 21:45, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Nguyên văn cái câu đó là như thế này: Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people..Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:53, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    Thanks, tôi vừa đọc nguyên cả đoạn.Tmct (thảo luận) 21:55, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
    =.=.=.Tôi là ở VN và tôi hiểu rằng con số điều tra theo kiểu "tôn giáo: không/có" là KHÔNG PHẢN ánh phần trăm vô thần ở VN, bởi vì hai khái niệm này là khác nhau. Khi nói "tôn giáo:không" thì tức là họ không theo tôn giáo như Phật giáo hay Cơ Đốc giáo. Nhưng họ có thể có tín ngưỡng dưới các loại hình thức phi tôn giáo hoặc tôn giáo không rõ ràng, ví dụ: thờ tổ tiên, thờ cúng các loại gì đó, lên đồng, v.v.

?

"Phật giáo là một tôn giáo không có thần thánh"... sai đó nhé, 100%. Xem đây: [2], điểm thứ 4, núi tu di. Baodo (thảo luận) 21:14, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

        Nên ghi rõ ra... thần thánh bên Phật giáo có hàng loạt... viết là không có "Đấng tạo tác" mới đúng. Chữ thần/thánh nên được ghi chú thật rõ về mặt từ nguyên để rồi phân biệt chúng với những từ/khái niệm "Đấng sáng tạo", "Thượng đế của phương Tây". Baodo (thảo luận) 21:21, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
        Vâng, nhiều đoạn trong bài tôi mắc kiểu đó. Nhưng thực sự nhiều đoạn tôi thấy rất khó phân biệt đâu là god phương Đông, đâu là god phương Tây, đâu là cả hai. Thỉnh thoảng người ta viết hoa thì còn đoán được. Tmct (thảo luận) 21:26, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
    Atheism theo nghĩa "không quan tâm" thôi mà. Nội dung trong bài có chỗ nào nói Phật giáo khẳng định "không có thần thánh" đâu. Tmct (thảo luận) 21:19, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
    Ờ mà sao tôi thấy loạn tùng bậy. Phật Thích ca không trả lời các câu hỏi liên quan đến vũ trụ, thần thánh, bảo là không cần biết, sao lại có vị nào mô tả chi tiết vậy? Mà đó là thế giới quan của toàn bộ hệ thống Phật giáo hay của 1-2 tông phái cụ thẻ?
    Tmct (thảo luận) 21:26, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
      Phật không trả lời những câu liên quan đến những gì bất khả thuyết, bất khả tri (niết-bàn, đại ngã,...) nhưng thế giới quan của Ấn Độ thời xưa vẫn có giá trị cho Phật giáo! Nhà Phật không thừa nhận Đấng tạo tác, nhưng thừa nhận Ngũ đạo, Lục đạo, tức là các tầng cấp tồn tại của Chúng sinh, Hữu tình. Baodo (thảo luận) 21:31, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
        Thế thì chắc giống chuyện Phật giáo ở đâu thì chấp nhận hệ thống thần thánh bản địa ở đó, chứ hệ thống đó không phải một phần cốt lõi của Phật giáo mà tông phái nào cũng phải theo?Tmct (thảo luận) 21:41, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Không phải thế! Vũ trụ quan Phật giáo tương đối thống nhất và được thừa nhận bởi tất cả các trương phái. À, chưa có bài Vũ trụ quan Phật giáo, tạm xem đây [3] Baodo (thảo luận) 21:48, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Đây là mấy ông trời con, thần thánh trong Vũ trụ quan Phật giáo đây: Thiên (Phật giáo). Bài này có thể làm sườn của Vũ trụ quan Phật giáo được. Có thời gian chút tôi sẽ triển khai thêm. Baodo (thảo luận) 22:15, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)

    "Phật không trả lời những câu liên quan đến những gì bất khả thuyết, bất khả tri"
    Nhưng mà mấy ông thần Ấn Độ giáo đó có "khả thuyết" hay "khả tri" đâu mà sao Phật lại nói chuyện có hay không có?
    Tmct (thảo luận) 22:22, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
      Đừng ngạc nhiên: Họ được xem là khả tri! được biết đến qua kinh nghiệm thiền định Tứ thiền bát định, Tam giới (tôi quên ngay bài tôi đã viết) Baodo (thảo luận) 22:29, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
        Khả tri qua thiền định! Ok, vậy thì tôi không còn thấy gì mâu thuẫn nữa. Xét cho cùng thì dù những gì các ông thiền định "tri" được có không giống nhau thì người ta chỉ cần dùng một câu sau đây là đủ giải quyết hết mâu thuẫn: mỗi vị hiện ra trong tâm của mỗi người ở một hình thức (form) khác nhau tùy theo background của người đó (văn hóa chẳng hạn).
        Hi hi, mà nếu nói "được xem là khả tri qua thiền định" thì chắc chắn có ông sẽ khẳng định là Jesus hay Chúa Cha cũng thuộc diện đó. Thôi thôi, tôi dừng, bắt đầu tán nhảm rồi. :)
        Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Vô thần là gì chủ Nghĩa Vô Thần

Theo như những gì tôi đọc được trong bài viết này, hình như các bạn đang nhầm lẫn. Chủ nghĩa Vô Thần vẫn tin vào thần thánh, nhưng họ không coi thần thánh là tối cao hay là 1 loại thần tượng, mà là ngược lại, như những thứ để họ đạp lên đầu và sai khiến như nô lệ. Những người không tin vào thần thánh chỉ được gọi đơn giản là không tin thần thánh thôi.

      "vô thần" tức là không tin tồn tại của chư thần. Thế thôi. Chứ có tin, nhưng lại cho rằng họ cũng không có gì đặc biệt, rồi tự nhận mình cũng là "vô thần"... khái niệm như thế thì loạn mất! Thực ra ngay trong các tín ngưỡng hữu thần, cũng có niềm tin rằng con người có thể tu luyện thành thần mà. Do đó nếu nói như bạn thì tín ngưỡng hữu thần đó cũng là "vô thần" sao?!?103.9.196.17 (thảo luận) 17:31, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)

Một ví dụ cho sự nhầm lần này: Gần đây, giáo hoàng (không biết tên) ở Vatican đã so sánh những kẻ Vô Thần với chế dộ Quốc Xã của Hitler. Những người không tin thần thánh ở Châu Âu đã nổi đóa lên. Nhưng có lẽ họ đã hiểu nhầm ý ông ta.

      nếu giáo hoàng nói thế thì đúng là thế, không hiểu sai; trong Cơ Đốc giáo, thì chối bỏ Chúa chính là phản bội nguồn gốc sinh ra mình. Cá nhân chối bỏ thì là cá nhân đó thôi, nhưng nếu chủ nghĩa vô thần được dùng làm "quốc giáo" thì vấn đề hoàn toàn có nghĩa nghiêm trọng rồi, chính là nơi đó được dẫn đầu bởi quỷ Sa tăng rồi. Theo Cơ Đốc giáo thì chính là như thế. Bây giờ xã hội tự do tư tưởng, nên người ta tránh nói thẳng những điều này. Tránh nói ra, hoặc nói uyển chuyển tránh mâu thuẫn kịch phát, nhưng thực tế chính là như thế mà.103.9.196.17 (thảo luận) 17:31, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)

Viết thêm chủ Nghĩa Vô Thần

Bài này có nhiều tiểu mục còn đang ở tình trạng cần viết cụ thể hơn quá, nếu bầu là bài chọn lọc ngay thì sợ có hơi vội vã? Newone (thảo luận) 03:52, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)

    Tôi dịch nguyên từ bài tiếng Anh (có sao chọn lọc), nội dung chỉ có thế. Newone thấy mục nào cần viết thêm? để khi nào có thời gian tôi sẽ đi mò các bài con bên tiếng Anh để dịch thêm vào bài.
    Nếu thấy gắn sao chọn lọc bây giờ là chưa nên thì tháo nó ra đi vậy. Tmct (thảo luận) 13:14, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)

Đề nghị cắt bỏ hoặc sửa đoạn "Thời cổ đại"

Tôi không thấy đoạn này trong bản tiếng Anh, và tôi thấy lập luận của đoạn này là sai lầm. Đoạn này viết chứng minh rằng cổ đại đã có tư tưởng vô thần luận với các dẫn chứng, mà tôi thấy các dẫn chứng đó tất cả đều sai. (1) "Ở Ấn Độ, có tư tưởng về vũ trụ vô thủy vô chung, không do ai tạo ra." -- tư tưởng của Ấn Độ chỉ là họ không có theo đuổi lý giải việc "sáng tạo và kết thúc" của thế giới, chứ không hề nói rằng họ không tin Thần; trên thực tế họ tin rằng có rất nhiều Thần; chỉ là không có nói về việc "sáng tạo thế giới" mà thôi. Không nói về Thần sáng thế hoàn toàn không có nghĩa là vô thần. Chúng ta điều biết hiện nay có nhiều hệ thống tín ngưỡng hữu thần mà trong đó không có lý luận về sáng thế. Phật giáo là môn điển hình mà không miệt mài theo đuổi vấn đề này. (2) "Ở Ai Cập, có tư tưởng hoài nghi về thế giới bên kia" -- tương tự, họ hoài nghi sự tồn tại của cõi âm hoàn không thể lấy đó để nói rằng họ là vô thần. (3) "Ở Trung Quốc cổ đại, có quan niệm duy vật và vô thần về khí và về năm nguyên tố hợp thành vũ trụ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Ở Hi Lạp và La Mã cổ đại, có tư tưởng cho rằng thế giới cấu tạo từ các nguyên tố vật chất như nước, lửa, nguyên tử." -- Vật chất cấu tạo từ ngũ hành (kim mộc thủy hỏa thổ) là một thành phần của hệ thống tín ngưỡng của người Hoa; tương tự, vật chất cấu thành từ tứ đại (đất nước lửa gió) là một thành phần của tín ngưỡng Ấn độ và một số tín ngưỡng khác. Cả hai hệ thống này đều là tín ngưỡng và đều là HỮU THẦN, và có rất nhiều thần tiên được dẫn ra trong hai hệ thống tín ngưỡng này. Do đó, lấy dẫn chứng này để chứng minh tư tưởng vô thần có từ cổ đại, thì thuần túy là phản tác dụng.

Tương tự như vậy, đề nghị cắt bỏ một đoạn ghi ở dưới bức tượng Phật: "Đạo Phật không nói đến một đấng tác tạo nên thường được xem là phi thần." Đoạn này hoàn toàn lầm to. Khi được hỏi về sáng thế, thì Phật Thích Ca tránh trả lời, ý là người tu luyện mà để ý cái đó thì xa vời quá, đời người có hạn, nên tập trung vào tu luyện mới tốt. Phật ví dụ về một người bị tên bắn trúng, bác sỹ đến muốn chữa, thì người đó bèn bảo, ông phải cho tôi biết ai bắn mũi tên này, mũi tên này cấu tạo thế nào, v.v. thì tôi mới chịu để ông chữa. Ông bác sỹ bèn bảo, tôi bảo xong thì ông toi mạng rồi, bây giờ là lúc rút tên chữa bệnh chứ không phải miệt mài cái này. Như vậy, Phật giáo là có chủ ý không lăn tăn về vấn đề sáng thế. Cái đó hoàn toàn không có nói rằng Phật giáo là vô thần. Ai cũng biết, Phật giáo giảng luân hồi, rằng người ta chết đi thì luân hồi. Và mục đích người tu là tu thoát khỏi luân hồi đó. Thoát khỏi thì được tính là gì? Họ gọi đó là La Hán, là Bồ Tát, là Phật. Những cái đó chính là khái niệm Thần (theism) của Tây phương. Trong luân hồi, thì những sinh mệnh cao cấp hơn cõi người, các cõi trời Phạm thiên, những sinh mệnh đó trong Phật giáo gọi là người trời. Đó cũng là khái niệm Thần. Phật giáo là tôn giáo hữu thần một cách rõ ràng. Khái niệm luân hồi, cõi trời, giải thoát khỏi luân hồi,... đều là khái niệm nền tảng của Phật giáo và đều chính là nói về sự tồn tại của Thần. 103.9.196.17 (thảo luận) 16:42, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)

Quay lại trang “Chủ nghĩa vô thần”.

Tags:

Ý kiến chủ Nghĩa Vô ThầnĐạo ngoại??? chủ Nghĩa Vô ThầnĐoạn về VN chủ Nghĩa Vô ThầnBảo Ngọc: chủ Nghĩa Vô ThầnCảm thấy thú vị về đề tầi này chủ Nghĩa Vô ThầnChú thích ảnh đầu tiên chủ Nghĩa Vô ThầnTrung Quốc và Phật giáo chủ Nghĩa Vô ThầnSố người vô thần ở Việt Nam chủ Nghĩa Vô ThầnVô thần là gì chủ Nghĩa Vô ThầnViết thêm chủ Nghĩa Vô ThầnĐề nghị cắt bỏ hoặc sửa đoạn Thời cổ đại chủ Nghĩa Vô Thầnchủ Nghĩa Vô Thần

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà ĐườngNhà LýLê Quý ĐônMyanmarDịch Dương Thiên TỉĐường Thái TôngAnh hùng dân tộc Việt NamTứ bất tửThang điểm trong hệ thống giáo dục Việt NamLuxembourgHán Cao TổTriết họcChuột lang nướcThiên sứ nhà bênQuốc lộ 1Quan hệ Trung Quốc – Việt NamChùa Thiên MụNikola TeslaThích Nhất HạnhHòa ước Nhâm Tuất (1862)AnhThái NguyênVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandBắc GiangPhù NamFC BarcelonaĐài LoanBà TriệuĐại Việt sử ký toàn thưNgười Hoa (Việt Nam)Cha Eun-wooLý Hiện (diễn viên)Bảo Bình (chiêm tinh)Ẩm thực Việt NamVnExpressNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònDương Tử (diễn viên)Truyện KiềuBóng đáĐạo hàmCự Giải (chiêm tinh)Quần đảo Trường SaTrường ChinhNho giáoQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamTrung du và miền núi phía BắcChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Hải PhòngVạn Lý Trường ThànhHuỳnh Hiểu MinhMa túyHội AnHuếĐội tuyển bóng đá quốc gia MontenegroQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamMai Hắc ĐếMuôn kiếp nhân sinhCác dân tộc tại Việt NamKinh tế Trung QuốcMáy bayViệt NamAnton Pavlovich ChekhovMichael JacksonNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiChiến tranh thế giới thứ haiTuyệt đỉnh KungfuHentaiLý Thường KiệtDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà NộiLiên Xô tan rãĐội tuyển bóng đá quốc gia PhápChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaViện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Việt Nam)Phục HưngNguyễn Ngọc KýSécTứ diệu đếIsrael🡆 More