Thái Tử Đan: Nhân vật cuối thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc

Thái tử Đan (tiếng Trung: 太子丹, pinyin: Tàizǐ Dān, ? — 226 TCN) là một nhân vật cuối đời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông chính là người đã phái thích khách Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn chặn công cuộc tiêu diệt 6 nước của nước Tần.

Thái tử Đan
太子丹
Thông tin cá nhân
Mất226 TCN
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Yên vương Hỉ

Hành trạng trong lịch sử

Tổ tiên tiên của Thái tử Đan thuộc dòng dõi Triệu công Thích nhà Chu, vốn họ Cơ, được phong ở đất Yên, nên ông còn được gọi là Yên Đan (tiếng Trung: 燕丹, Bính âm Hán ngữ: Yān Dān). Ông là con của Yên vương Hỉ, vị quân chủ cuối cùng của nước Yên.

Cuối thời Chiến Quốc, nước Yên là quốc gia yếu nhất trong Thất hùng, vì vậy thường xuyên bị o ép. Yên Đan lúc còn nhỏ, từng phải đi làm con tin ở nước Triệu, có chơi thân với Doanh Chính. Sau khi Doanh Chính lên ngôi quân chủ nước Tần, Yên Đan là được cử sang làm con tin ở Tần. Vì vua Tần đối đãi với thái tử Đan không tử tế cho nên Đan giận trốn về nước vào khoảng năm 232 TCN.

Năm 230 TCN, Tần diệt Hàn. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh đô của Triệu là Hàm Đan, tiến sát nước Yên, thành trì nước Yên lúc này trở thành mục tiêu tấn công của quân Tần. Để đối lại, tập đoàn thống trị nước Yên bày ra 2 đối sách: thứ nhất dùng mưu giết Tần vương; thứ hai là cùng tàn dư thế lực của Triệu là Đại vương Gia liên hợp chống Tần. Thái tử Đan nhờ có sự tiến cử của Điền Quang đã chiêu nạp Kinh Kha để làm thích khách vua Tần. Năm 227 TCN, thái tử Đan tiễn Kinh Kha cùng trợ thủ là Tần Vũ Dương mới 13 tuổi tới bờ sông Dịch Thủy ở Yên Thành (nay là huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc). Kinh Kha ứng tác hai câu thơ:

    Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn

Dịch

    Gió hiu hắt chừ, Dịch thủy lạnh ghê
    Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về

Sau đó Kinh Kha định giết Tần vương Doanh Chính nhưng không thành. Vì sự kiện này mà quân Tần quyết định tấn công Yên ngay.

Cùng năm, vua Tần hạ lệnh đại tướng Vương Tiễn, Tân Thắng dẫn quân công phá Yên. Tại Dịch Thủy, quân Yên đại bại, lãnh thổ nước Yên bị quân Tần chiếm quá nửa. Năm 226 TCN, quân Tần công phá Kế Thành, Yên vương Hỉ cùng thái tử Đan dẫn quân lui về Liêu Đông, tướng Tần là Lý Tín xuất quân truy đuổi. Yên vương giết thái tử Đan dâng thủ cấp để cầu hòa. Tại vùng đất quân Tần chiếm được, vua Tần cho thành lập các quận Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây. Năm sau lại lập quận Thượng Cốc, Quảng Dương. Năm 222 TCN, vua Tần sai Vương Bí tấn công Yên ở Liêu Đông. Quân Yên đại bại, Yên vương Hỉ bị bắt. Nước Yên diệt vong. Quân Tần quay sang tấn công Đại, Đại vương Gia cũng bị bắt. Vùng Liêu Đông của Yên và vùng đất của Đại bị Tần chia ra thành quận Liêu Đông và quận Đại.

Tham khảo

Tags:

Bính âm Hán ngữChiến QuốcKinh KhaLịch sử Trung QuốcTiếng Trung QuốcTần (nước)Tần Thủy Hoàng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024La LigaPhenolNepalMặt trận Tổ quốc Việt NamSóng ở đáy sông (phim truyền hình)Minh Lan TruyệnThuật toánSeventeen (nhóm nhạc)Thích-ca Mâu-niChủ nghĩa cộng sảnLandmark 81Trạm cứu hộ trái timQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamHoaReal Madrid CFPhong trào Cần VươngMặt TrờiTrà VinhĐinh Tiên Hoàng24 tháng 4Al Hilal SFCTrần Thánh TôngNguyễn TuânLương Thế VinhXXXLạc Long QuânTôn giáo tại Việt NamTô HoàiDòng điệnSư tửHợp chất hữu cơVương Đình HuệThám tử lừng danh ConanVõ Nguyên GiápĐịa đạo Củ ChiChăm PaNguyễn Minh Châu (nhà văn)Vương Bình ThạnhTrần Hải QuânRừng mưa AmazonMa Kết (chiêm tinh)Quảng NinhByeon Woo-seokDanh sách quốc gia theo diện tíchĐà NẵngNguyệt thựcVladimir Ilyich LeninDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Cho tôi xin một vé đi tuổi thơDầu mỏKhổng TửĐịa lý châu ÁTrường Đại học Kinh tế Quốc dânNhà MinhPhan Đình TrạcNguyễn Trọng NghĩaPhật Mẫu Chuẩn ĐềĐịnh lý PythagorasNguyễn Bỉnh KhiêmTrần Nhân TôngChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)NgaTrương Gia BìnhThiếu nữ bên hoa huệMyanmarKim Ji-won (diễn viên)Người ViệtVịnh Hạ LongMaHợp sốHình bình hànhChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Mê KôngHuy CậnKim Bình Mai (phim 2008)Nguyễn Thị BìnhLoạn luân🡆 More