Tấn Phi: Phi tần của Càn Long Đế

Tấn phi Phú Sát thị (Tiếng Trung: 晉妃富察氏, ? - 1822), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Thanh Cao Tông Tấn phi
清高宗晉妃
Càn Long Đế Phi
Thông tin chung
Sinh?
MấtĐạo Quang năm thứ 2 (1822)
Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm trong Dụ lăng
Phu quânThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Tước hiệu[Tấn Quý nhân; 晉貴人]
[Hoàng tổ Tấn phi; 皇祖晉妃]
Thân phụĐức Khắc Tinh Ngạch

Cuộc đời Tấn Phi

Tấn phi Phú Sát thị xuất thân từ Sa Tế Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tằng tổ phụ Đại học sĩ Mã Tề (馬齊), là bá phụ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Tổ phụ Đức Khánh (傅廣), thân phụ Đức Khắc Tinh Ngạch (德克精額), khi ấy làm Chủ sự.

Căn cứ theo các ký lục ban thưởng từ năm Càn Long thứ 53 (1788) đến năm thứ 60 (1795) đều không ghi chép bất kỳ thông tin gì về Phú Sát thị cả. Dựa vào việc xuất hiện mạch chứng tượng của "Tấn Quý nhân" vào ngày 9 tháng 7 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 3 (1798), cũng như hành trạng thăng quan tiến chức của Đức Khắc Tinh Ngạch cùng năm, có thể kết luận Phú Sát thị là dựa vào Bát Kỳ tuyển tú tổ chức năm Gia Khánh thứ 3 mà vào cung, bị chỉnh định làm Nội đình chủ vị, phục vụ cho Càn Long Thái Thượng hoàng. Tháng 2 cùng năm, Phú Sát thị với phân vị Tấn Quý nhân (晉貴人) mà vào cung, cha bà cũng được làm Chủ sự bổ khuyết của bộ Công.

Tấn Quý nhân Phú Sát thị trải qua suốt thời Gia Khánh, vẫn chỉ là Quý nhân. Đến khi Đạo Quang Đế đăng cơ, do hậu cung tần ngự chỉ còn duy nhất Phú Sát thị, do đó đặc ân ban chỉ: [Hoàng tổ Cao Tông Thuần Hoàng đế tần ngự, duy chỉ còn Tấn Quý nhân một người là còn sống. Nên kiến nghị tôn sùng vị hiệu, lấy thân cúi chào. Cẩn tôn Tấn phi].

Sách văn viết:

Năm Đạo Quang thứ 2 (1822), ngày 8 tháng 12 (âm lịch), giờ Tỵ, Tấn phi Phú Sát thị hoăng, không rõ bao nhiêu tuổi. Năm thứ 3 (1823), ngày 26 tháng 4, Phú Sát thị được táng vào Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng. Trong các phi tần của Càn Long Đế, bà là người mất cuối cùng, nhưng người thọ nhất là Uyển Quý phi Trần thị, thọ 90 tuổi. Bà cũng là vị phi tần cuối cùng được an táng vào Dụ lăng, do đó phần mộ của bà là vị trí cuối cùng, thuộc hàng cuối cùng của dãy thứ 5 trong Phi viên tẩm.

Trong văn hóa đại chúng Tấn Phi

Trong bộ phim Như Ý truyện, nhân vật Tấn phi Phú Sát Mẫn Tú đã được hợp nhất với nhân vật Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị tạo nên nhân vật Lục Mộc Bình.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Cuộc đời Tấn PhiTrong văn hóa đại chúng Tấn PhiTấn Phi1822Chữ HánPhi tầnThanh Cao Tông

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Anh hùng dân tộc Việt NamNam BộThế vận hội Mùa hè 2024Nguyễn DuQuang TrungDấu chấmGMMTVBến TreĐại học Bách khoa Hà NộiHợp sốLê Đức AnhGiê-suMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamVĩnh PhúcBenjamin FranklinNhà ĐườngVương quốc Lưu CầuBóng đáTađêô Lê Hữu TừĐất rừng phương Nam (phim)Danh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanHiệu ứng nhà kínhĐiêu khắcBảo ĐạiVladimir Ilyich LeninVương Bình ThạnhĐộng đấtLão HạcĐinh Tiến DũngDanh sách nhân vật trong DoraemonNguyễn Đắc VinhQuần đảo Hoàng SaTrung du và miền núi phía BắcNgười Buôn GióMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamHồ Chí MinhVũ Hồng VănVăn hóaTố HữuTrần Sỹ ThanhYokohama F. MarinosVăn Miếu – Quốc Tử GiámHải PhòngNgười TàyYAcetaldehydeSố chính phươngNghiệp vụ thị trường mởHoaNguyễn Đình ChiểuDanh sách cầu thủ Real Madrid CFPhan Bội ChâuMắt biếc (tiểu thuyết)Cù Huy Hà VũTruyện KiềuTrần Quốc ToảnChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Chu vi hình trònHIVSao KimTây Bắc BộĐờn ca tài tử Nam BộĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamBảng tuần hoànChâu Đại DươngSông Vàm Cỏ ĐôngLưu BịViệt Nam hóa chiến tranhBùi Văn CườngTô Ngọc ThanhĐịa lý Việt NamTrấn ThànhNgười Do TháiNguyễn Văn ThiệuTrương Mỹ LanQuảng Ninh🡆 More