Sự Khôn Ngoan

Sự khôn ngoan hay sự thận trọng (tiếng Latinh: prudentia, tiếng Anh: prudence) là khả năng quản trị và kỷ luật bản thân thông qua việc sử dụng lý trí.

Sự khôn ngoan được coi là một đức hạnh, và đặc biệt là một trong bốn đức hạnh cốt yếu (cùng với Can đảm, Công bằngTiết độ). Vị thần của sự khôn ngoan (Prudentia) được hình tượng hóa là một nhân vật nữ cùng với những yếu tố như là chiếc gương và con rắn. Vị thần này thường được thể hiện trong một cặp, với vị còn lại là Justitia, vị thần Công lý của người La Mã.

Sự Khôn Ngoan
Tượng Prudentia, ở một góc mộ phần Vua Louis XII tại Vương cung thánh đường Thánh Denis ở Paris

Khái niệm này bắt nguồn từ prudence trong tiếng Pháp cổ vào thế kỷ 14, là một từ đã bắt nguồn từ prudentia trong tiếng Latinh có nghĩa là "việc nhìn xa, trông rộng hay sự sáng suốt." Nó thường được kết hợp với trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc và kiến thức. Trong trường hợp này, đức hạnh này chính là khả năng phân định giữa các hành động đạo đức và hành động xấu xa, không chỉ theo một cách khái quát, mà còn có cân nhắc đến các hành động phù hợp ở thời điểm, địa điểm nhất định. Việc phân biệt khi nào một hành động là can đảm, thay vì là liều lĩnh hay hèn nhát, là công việc của đức hạnh này, và vì vậy, nó được xếp vào nhóm các đức hạnh cốt yếu (then chốt).

Sự khôn ngoan được người Hy Lạp cổ đại và sau đó là các triết gia Kitô giáo, đặc biệt là Thánh Tôma Aquinô, coi là nguyên nhân, phương pháp và hình thức của mọi đức hạnh. Nó được coi là auriga virtutum hay là người đánh xe của các đức hạnh.

Cicero định nghĩa sự khôn ngoan như một quy tắc tu từ trong De Oratore, De officiis, De InventioneDe re publica. Ông đối lập thuật ngữ này với imprudens là những trai trẻ không biết cân nhắc hậu quả trước khi họ hành động. Prudens hay là những người khôn ngoan, biết khi nào nên nói và khi nào nên im lặng. Cicero khẳng định rằng sự khôn ngoan chỉ có được thông qua kinh nghiệm, và tuy nó được áp dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, trong việc diễn thuyết trước công chúng, nó đóng vai phụ cho một thuật ngữ khái quát hơn cho sự khôn ngoan là sapientia.

Theo Thánh Tôma Aquinô, các quyết định sử dụng lý trí cho những mục đích xấu hoặc sử dụng những phương cách của điều ác được coi là từ "sự xảo quyệt" và "sự khôn ngoan giả" thay vì từ sự khôn ngoan.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Công lýLý tríNữ thần Công lýTiếng AnhTiếng LatinhĐiều độĐức hạnh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nghệ AnChữ Quốc ngữTần Chiêu Tương vươngTrang ChínhVụ án Lê Văn LuyệnNăm CamHà TĩnhTrương Thị MaiLưu Cơ (nhà Đinh)Trần PhúViệt Nam Cộng hòaPhilippe TroussierLe SserafimVũ Ngọc NhạĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamBảo Bình (chiêm tinh)Elon MuskLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳSúng trường tự động KalashnikovNgã ba Đồng LộcTrận Ấp BắcHà Tây (tỉnh)Mười hai con giápĐền HùngCan thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamBorussia DortmundUruguayNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcNhà NguyênNguyễn Tân CươngNguyễn KhánhĐắk LắkMinecraftCharles IIITiếng ViệtQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamTây Ban NhaRessha Sentai ToQgerBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAXử Nữ (chiêm tinh)Đạt-lai Lạt-maQuảng ĐôngSong Tử (chiêm tinh)FansipanĐông Nam ÁKhả NgânMặt TrờiĐường cao tốc Phan Thiết – Dầu GiâyKhóa chặt cửa nào SuzumeH'MôngRosé (ca sĩ)Lệnh Ý Hoàng quý phiĐinh Văn NơiTên gọi Việt NamSlam DunkTổng thống Việt Nam Cộng hòaChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh BìnhZlatan IbrahimovićNguyễn Chí VịnhTây du ký (phim truyền hình 1986)Trần Thị Thanh ThúyJennie (ca sĩ)Harry PotterTrịnh Công SơnA.S. RomaJosé MourinhoNgười ChămNhà HánQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Cao Kỳ DuyênDanh sách hoàng đế nhà ThanhTrần Văn HươngTrần Thái TôngTổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt NamHồ Quý LyCao LỗBTS🡆 More