Richard Stallman

Richard Matthew Stallman (thường được viết tắt là RMS) (sinh 16 tháng 3 năm 1953), là một nhà hoạt động vì phần mềm tự do, một hacker (hiểu theo nghĩa tốt của từ này - một Hacker mũ trắng) và một nhà phát triển phần mềm.

Vào tháng 9 năm 1983, ông đã triển khai Dự án GNU nhằm xây dựng các hệ điều hành giống Unix và trở thành kiến trúc sư trưởng kiêm người tổ chức. Với dự án GNU ông đã khởi đầu cho phong trào phần mềm tự do và đến tháng 10 năm 1985 thành lập Tổ chức Phần mềm Tự do. Ông cũng là người đồng sáng lập Hội lập trình tự do. Stallman là người đầu tiên đề xuất khái niệm copyleft và là tác giả chính của một vài giấy phép copyleft trong đó có Giấy phép Công cộng GNU, loại giấy phép phần mềm tự do được sử dụng rộng rãi nhất. Kể từ giữa thập niên 90, Stallman đã dành phần lớn thời gian để ủng hộ cho phần mềm tự do, cũng như tham gia vào chiến dịch chống lại bằng độc quyền sáng chế phần mềm và những điều theo ông là sự mở rộng quá mức của các luật bản quyền. Stallman cũng phát triển một số phần mềm được sử dụng rộng rãi như Emacs nguyên thủy, Tập hợp Trình biên dịch GNU (GCC) và Trình gỡ rối GNU (GDB).

Richard Matthew Stallman
Richard Stallman
Richard Stallman tại đại học Pittsburgh 2010
Sinh16 tháng 3, 1953 (71 tuổi)
New York City, New York, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Tên khácrms
Trường lớpĐại học Harvard
Nghề nghiệpChủ tịch Free Software Foundation
Nổi tiếng vìFree software movement, GNU, Emacs
Trang webwww.stallman.org

Dự án GNU

Stallman công bố kế hoạch về hệ điều hành GNU vào tháng 9 năm 1983 trên USENET và một vài danh sách thư ARPAnet.

Năm 1985, Stallman xuất bản GNU Manifesto, phác thảo động cơ của ông khi tạo ra một hệ điều hành tự do gọi là GNU có thể tương thích với Unix. Tên gọi GNU là cách viết tắt đệ quy cho "GNU's Not Unix" (GNU không phải Unix). Ngay sau đó, ông khởi đầu một hội phi lợi nhuận gọi là Tổ chức Phần mềm Tự do (Free Software Foundation - FSF) để thu hút các lập trình viên phần mềm tự do và tạo ra một cơ sở hạ tầng hợp pháp cho phong trào phần mềm tự do. Trong FSF, Stallman đóng vai trò một vị chủ tịch không lương.

Năm 1985, Stallman đã sáng tạo và phổ biến khái niệm copyleft, một cơ chế hợp pháp để bảo vệ quyền sửa đổi và tái phân phối cho phần mềm tự do.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

16 tháng 3195319831985CopyleftDự án GNUEmacsGiấy phép Công cộng GNUGiấy phép phần mềm tự doHackerNhà phát triển phần mềmPhần mềm tự doQuỹ Phần mềm Tự doTương tự Unix

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

FacebookNgô QuyềnChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaTrương Tấn SangĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhÚcBà Rịa – Vũng TàuÔ nhiễm không khíCác dân tộc tại Việt NamCác vị trí trong bóng đáBắc KinhDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanLê Khánh HảiDanh sách quốc gia theo diện tíchĐinh La ThăngTắt đènQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamNgười TrángNguyễn Thị BìnhĐỗ Hùng ViệtĐỗ MườiNữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamAi là triệu phúCleopatra VIIPhạm Nhật VượngChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Chùa Thiên MụPhilippe TroussierLiên minh châu ÂuVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnRừng mưa nhiệt đớiTập đoàn FPTGoogle MapsĐộ (nhiệt độ)Tào TháoAn GiangCúp bóng đá châu ÁTrần Tuấn AnhDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoHồi giáoNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamXVideosKu Klux KlanSerie AThiếu nữ bên hoa huệNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamNguyễn Hòa BìnhTrương Mỹ LanKim Soo-hyunNguyễn Hà PhanBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Cầu Châu ĐốcChiến tranh LạnhYên BáiVăn Miếu – Quốc Tử GiámHợp chất hữu cơCúp bóng đá châu Á 2023Sa PaNgười TàyInternetDuyên hải Nam Trung BộTrung du và miền núi phía Bắc24 tháng 4Huy CậnCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Thái BìnhĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCPhong trào Cần VươngKhổng TửHàn QuốcTết Nguyên ĐánVụ án cầu Chương DươngSinh sản hữu tínhNguyễn Văn Long🡆 More