Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Quốc văn giáo khoa thư (國文教科書, Manuels de lecture en quoc-van) là nhan đề bộ ba tùng thư dạy quốc ngữ cho cấp sơ học yếu lược (Primaire Élémentaire) do Nha học chính Đông Pháp ấn hành năm 1926.

Quốc-văn giáo-khoa thư
Langue indigène
Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Thông tin sách
Tác giảTrần Trọng Kim
Nguyễn Văn Ngọc
Đặng Đình Phúc
Đỗ Thận
Minh họaNam Sơn Nguyễn Vạn Thọ
Quốc giaQuốc Văn Giáo Khoa Thư Đông Pháp
Ngôn ngữViệt văn
Chủ đềGiảng học
Thể loạiTùng thư
Nhà xuất bảnNha Học-chính Đông-Pháp
Ngày phát hành1926

Lịch sử Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Sau Đệ Nhất thế chiến, chính phủ Đông Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa thứ nhì trong bối cảnh khoa cử đã kết thúc từ lâu, mà các thế hệ hậu sinh tiếp thu Hán học ngày càng kém, điều này gây tổn hại cho sự khai trí chấn khí và cả trị an chung. Vì thế, năm 1924, cơ quan trực thuộc Bộ Quốc-dân Giáo-dục là Nha Học-chính Đông-Pháp (Direction générale de l'instruction publique de l'Indochine) quyết định ủy thác 4 học giả có bằng thông ngôn Pháp là các vị Lệ Thần Trần Trọng Kim, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn hai bộ Quốc văn giáo khoa thưLuân lý giáo khoa thư, gọi chung Việt-nam tiểu-học tùng thư (越南小學叢書). Việc này nhằm chuẩn hóa công tác giảng học, đồng thời cả giáo sư và học sinh dễ tiếp cận tân văn hóa vận động.

Nhìn chung, Quốc văn giáo khoa thư có vị thế kế tục tứ thư ngũ kinh trong việc tải đạo và trị nhân, mà đồng thời, hướng tới đào tạo thế hệ thanh niên bắt nhịp được xu thế chung thay vì chỉ thụ động tiếp nhận cái đã lỗi thời, thông qua giáo huấn cách trí thể mĩ. Ngoài ra, đối tượng áp dụng của ấn phẩm này là học trò thuộc sắc tộc Kinh trên lĩnh thổ Liên bang Đông Dương, không áp dụng cưỡng bách cho sắc tộc khác.

Nội dung Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Quốc văn giáo khoa thư hầu như được soạn bằng quốc văn, hãn hữu lắm mới xen chữ HánPháp ngữ để giảng kinh nghĩa. Phần đầu dạy học trò đánh vần bảng chữ cái bằng cách liên tưởng sự vật, phần sau là bài đọc gồm những áng văn hoặc cố sự tiêu biểu, dưới mỗi bài học là phần giảng nghĩa chữ khó và bài tập. Nguyên bản sách này do được in thô nhằm hạ giá thành xuống thấp nhất để học trò dễ mua, cho nên chứa rất nhiều lỗi chính tả. Mỗi trang được tường bày súc tích và từ ghép vẫn dùng dấu nối để người có trình độ tiếp thu kém nhất cũng tiện học.

  • Quyển thượng (lớp đệ ngũ - đồng ấu, Cours Enfantin): 34 bài đầu dạy phân biệt bảng chữ cái và đánh vần, 55 bài sau là tập đọc vỡ lòng.
  • Quyển trung (lớp đệ tứ - dự bị, Cours Préparatoire): 120 bài tập đọc.
  • Quyển hạ (lớp đệ tam - sơ đẳng, Cours Elémentaire): 84 bài tập đọc.
Chữ
[1]
Đọc Chữ
[2]
Đọc Chữ
[3]
Đọc Chữ
[4]
Đọc Chữ
[5]
Đọc Chữ
[6]
Đọc Chữ
[7]
Đọc Chữ
[8]
Đọc Chữ
[9]
Đọc
I
/i:/
U
/u:/
Ư
/ư:/
O
/o:/
Ô
/ô:/
A
/a:/
Ă
/ach:/
Â
/ơ:/
E
/e:/
Ê
/ê:/
Y
/i:gơ-rêch/
B
/bê:/
L
/e:lơ/
T
/tê:/
V
/vê:/
H
/hat:/
X
/ich:/
D
/đê:/
N
/en:/
M
/em:/
Đ
/đơ:/
R
/e:rơ/
S
/et:/
C
/xê:/
K
/ca:/
G
/dzi:/
P
/pê:/

Văn hóa Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Sự kiện Quốc văn giáo khoa thư ra đời đáng coi là đặt mốc xác lập nền thi cử mới thay khoa cử đã lỗi thời từ lâu. Quốc văn giáo khoa thư chính thức kết thúc sứ mạng lịch sử vào năm 1948, khi hệ thống giáo dục Pháp thuộc cáo chung. Tuy nhiên, trong nhiều thập niên sau Quốc văn giáo khoa thư liên tục được ấn hành làm tài liệu tham khảo cho học sinh - sinh viên, nội dung và cấu trúc trong ấn phẩm này vẫn được nhiều nhóm tác giả giáo khoa thư khác phỏng theo.

  • Sau sự kiện 30 tháng 04 năm 1975, một số nhà in hải ngoại (đặc biệt tại Pháp) tiến hành ấn loát Quốc văn giáo khoa thư làm tài liệu chuyên dụng dạy Việt ngữ cho thế hệ trẻ.
  • Cận tết nguyên đán 2014, dư luận đả kích Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB) in tờ lịch có nội dung "sai lịch sử" hồ Hoàn Kiếm khi nói rằng vua Lê cầm kiếm đuổi rùa. Khi được báo giới phỏng vấn, nghiên cứu gia Trần Quang Đức dẫn các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo để giải thích rằng: Đây chỉ là truyền thuyết chứ không phải lịch sử. Vả chăng, tình tiết "vua Lê trả kiếm" chỉ xuất hiện sớm nhất ở đầu thế kỉ XX trong Quốc văn giáo khoa thư, phỏng một chi tiết trong truyền thuyết Arthur. Trước thế kỉ XX, mọi thư tịch đều nói rằng, vua Lê cầm kiếm đuổi rùa hoặc ném rùa, vì thế nội dung lịch chí ít khớp với cổ thư.

Tham khảo

  • Luân lý giáo khoa thư
  • Ấu học khải mông
  • Tứ thư ngũ kinh

Liên kết Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Tài liệu

Tư liệu

Tags:

Lịch sử Quốc Văn Giáo Khoa ThưNội dung Quốc Văn Giáo Khoa ThưVăn hóa Quốc Văn Giáo Khoa ThưLiên kết Quốc Văn Giáo Khoa ThưQuốc Văn Giáo Khoa ThưTiếng ViệtTiểu học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Liếm dương vậtDương vật ngườiJustin BieberKylie MinogueTưởng Giới ThạchVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcCao KhoaTriệu Lộ TưLý Nam ĐếBiểu tình Thái Bình 1997Nguyễn Chí ThanhTình yêuNgười NùngVõ Thị SáuThảo Cầm Viên Sài Gòn2022 FIFA World CupVõ Nguyên GiápChuyến bay 370 của Malaysia AirlinesNguyễn Ngọc KýTam ThểThạch LamLê Đình NhườngNguyễn Nhật ÁnhDanh sách Chủ tịch nước Việt NamChristian de CastriesTỉnh ủy Vĩnh PhúcBiển xe cơ giới Việt NamTrần Đại QuangChùa Bái ĐínhHọc viện Kỹ thuật Quân sựBài Tiến lênTrấn ThànhVàngNông nghiệpDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamNinh BìnhTào TháoKhổng TửMáy tính cá nhân IBMMặt trận Tổ quốc Việt NamDanh sách tỷ phú thế giớiKim Soo-hyunTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)TwitterBạc LiêuKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt NamDanh sách Tổng thống Hoa KỳHồ Quý LyKẻ ăn hồnFansipanAn GiangTrần Quốc TỏYChùa Một CộtGenĐỗ MườiTập đoàn FPTRunning Man (chương trình truyền hình)Nhà HồGia Cát LượngTrò chơi điện tửCao BằngVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngĐế quốc La MãThuyết tương đối rộngNhà MạcĐinh La ThăngDanh mục sách đỏ động vật Việt NamHiệu ứng nhà kínhLịch sử Trung QuốcMười hai vị thần trên đỉnh OlympusNhật ký trong tùVnExpressNguyễn Tấn DũngBến Nhà RồngVĩnh PhúcMáy tính bảngTrường Chinh🡆 More