Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii

Quân đoàn III là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải - Lục - Không quân, là một trong bốn Quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Đây là Quân đoàn có nhiệm vụ kiểm soát địa bàn gồm các tỉnh xung quanh Đô thành Sài Gòn, vì vậy giữ vai trò hết sức trọng yếu đối với Chính thể Việt Nam Cộng hòa. Cuối tháng 4 năm 1975, sau khi vô hiệu hóa phòng tuyến Xuân Lộc, lực lượng Quân đội nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thực hiện chiến dịch lớn cuối cùng, đánh tan những lực lượng cuối cùng của Quân đoàn III phòng thủ Sài Gòn, kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.

QUÂN ĐOÀN III
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii
Huy hiệu
Hoạt động1959 1975
Quốc giaViệt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii Việt Nam Cộng hòa
Phục vụViệt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngHỗn hợp
Phân loạiChủ lực Quân khu
Quy môQuân đoàn
Bộ phận củaViệt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii Bộ Tổng Tham mưu
Bộ chỉ huyBiên Hòa, Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuChiến thắng - Xây dựng
Tham chiếnTrận Mậu Thân
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Thái Quang Hoàng
Lê Văn Nghiêm
Tôn Thất Đính
Trần Thiện Khiêm
Lâm Văn Phát
Cao Văn Viên
Đỗ Cao Trí
Dư Quốc Đống
Nguyễn Văn Toàn
Huy hiệu
Quân kỳ
Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii
Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii
Bản đồ 4 Quân khu Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii
Bản đồ các tỉnh thuộc Quân khu III

Lịch sử hình thành Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii

Tiền thân của Vùng III Chiến thuật là Đệ nhất Quân khu, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952, là một trong 4 Quân khu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Vùng kiểm soát của Đệ nhất Quân khu, tương ứng với vùng Nam phần Việt Nam, từ Bình Thuận vào đến Cà Mau. Tư lệnh đầu tiên là Đại tá Lê Văn Tỵ. Địa bàn Đệ nhất Quân khu gần như được giữ nguyên trong cuộc điều chỉnh năm 1954.

Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu: Đệ nhất Quân khu (đông Nam phần), Đệ nhị Quân khu (Trung phần), Đệ tam Quân khu (Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên), Đệ tứ Quân khu (nam cao nguyên Trung phần và phía nam duyên hải Trung phần), Đệ ngũ Quân khu (tây Nam phần) và Quân khu Thủ đô (Sài Gòn, Gia Định, Long An). Địa bàn của Đệ nhất Quân khu (cũ) được tách làm 3 phần gồm Đệ nhất Quân khu (mới) (gồm các tỉnh Gia Định, Phước Long, Bình Tuy, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Phước Tuy, Long Khánh, Bình Long), Đệ ngũ Quân khu (gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên, Đặc khu Côn Sơn) và Quân khu Thủ đô (Sài Gòn). Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ nhất Quân khu, Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ ngũ Quân khu. Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 Quân khu trên.

Bộ tư lệnh Quân đoàn III được thành lập lâm thời vào ngày 1 tháng 3 năm 1959 tại Biên Hòa do Trung tướng Thái Quang Hoàng làm Tư lệnh đầu tiên, giữa tháng 4 kiêm Tư lệnh Quân khu Thủ đô, thay tướng Dương Văn Minh chuyển sang làm Tổng thư ký Thường trực Quốc phòng. Mãi hơn một năm sau, Quân đoàn mới chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1960, với nòng cốt là Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, và Sư đoàn 21 Bộ binh.

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng chiến thuật, theo đó Đệ nhất và Đệ ngũ Quân khu được sáp nhập để thành lập Vùng 3 Chiến thuật. Quân khu Thủ đô được đổi thành Biệt khu Thủ đô, mở rộng địa bàn thêm tỉnh Gia Định, trực thuộc Vùng 3 chiến thuật. Tỉnh Côn Sơn được tách ra, trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân. Từ đó Quân đoàn có danh hiệu liên hợp Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật.

Địa bàn của Vùng 3 được tổ chức thành các Khu Chiến thuật:
Khu chiến thuật Đông: gồm các tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy, Bình Tuy, Long Khánh, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Phước Thành.
Khu chiến thuật Tiền Giang: gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa.
Khu chiến thuật Hậu Giang: gồm các tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên.

Mỗi khu Chiến thuật là địa bàn hoạt động của một Sư đoàn. Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt Quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn bộ binh nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các Sư đoàn Bộ binh. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn.

Lãnh thổ của Vùng 3 chiến thuật khi đó tương ứng với khu vực rộng lớn bao gồm miền đông và tây Nam phần, gây ra rất nhiều khó khăn trong kiểm soát địa bàn. Do nhu cầu cần có thêm các đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập thêm Sư đoàn 9 vào ngày 1 tháng 1 năm 1962 và Sư đoàn 25 Bộ binh vào ngày 1 tháng 7 năm 1962. Ngày 1 tháng 1 năm 1963, khi Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật được thành lập từ phần lãnh thổ miền tây Nam phần, với nòng cốt là các sư đoàn 7, 9 và 21. Phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật chỉ còn 11 tỉnh và một Đặc khu thuộc miền đông Nam phần, tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu Chiến thuật 31 (gồm các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An), Khu chiến thuật 32 (gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Bình Dương) và Khu chiến thuật 33 (gồm các tỉnh Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa, Biệt khu Thủ đô).

Đảo chính và chống đảo chính

Do vai trò hết sức quan trọng, bảo vệ đầu não Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên Quân đoàn được xem như cái chốt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các cuộc đảo chính. Vì vậy, khi cuộc đảo chính 1960 nổ ra, các chỉ huy quân đảo chính lập tức bắt giữ tướng Thái Quang Hoàng, vô hiệu hóa Bộ tư lệnh Quân đoàn III và Quân khu Thủ đô. Dù sau đó, các lực lượng dưới quyền Quân đoàn đã tự động tổ chức phản kích và đánh bại quân đảo chính, Tổng thống Diệm vẫn cáo buộc tướng Thái Quang Hoàng không đủ năng lực để phản ứng với cuộc đảo chính, vì thế đã điều chuyển ông sang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự và kiêm Quân trấn trưởng Đà Lạt.

Từ sau vụ binh biến năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã xếp đặt tướng Tôn Thất Đính, một tướng lĩnh trẻ và được cho là trung thành, về giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, đồng thời giao giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch phản đảo chính nếu đảo chính nổ ra lần nữa. Tuy nhiên, tướng Đính sớm thay đổi và đứng về nhóm đảo chính, trở thành một trong những thành viên chủ chốt khi đảo chính thực sự nổ ra và kết thúc với cái chết bi thảm của Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu.

Không đầy 3 tháng sau, một cuộc "Chỉnh lý" do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, được thực hiện với sự tham gia của tân Tư lệnh Quân đoàn III Trần Thiện Khiêm đã gạt bỏ quyền lực của các tướng lĩnh chủ chốt trong cuộc đảo chính trước đó, mở đường cho tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền và Thời kỳ Loạn tướng. Ngày 1 tháng 7 năm 1970, Vùng 3 chiến thuật được cải danh thành Quân khu 3.

Mậu Thân 1968

Mùa hè đỏ lửa

Mở đầu và kết thúc của thất bại cuối cùng

Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III đặt tại Biên Hòa. Sau năm 1975 nơi này được trưng dụng làm trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Đồng Nai.

Biên chế tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii

Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn III vào đầu năm 1975.

  • Bộ Tư lệnh:
  • Đơn vị tác chiến trực thuộc:
  • Đơn vị tác chiến phối thuộc:
  • Tiểu khu, Đặc khu trực thuộc:

Tags:

Lịch sử hình thành Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiBiên chế tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiBộ Tham mưu và Phòng Sở Quân đoàn III tháng 41975 Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiPháo binh Quân đoàn[12] Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiPháo binh Tiểu khu[17] Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiChỉ huy các đơn vị trực thuộc và phối thuộc Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiTư lệnh Quân đoàn qua các thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiCác đơn vị thuộc dụng Quân đoàn III tháng 41975 Việt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn IiiViệt Nam Cộng Hòa Quân Đoàn Iii1975Chiến tranh Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội nhân dân Việt NamThành phố Hồ Chí MinhViệt Nam Cộng hòaXuân Lộc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ung thưAn GiangTrịnh Đình DũngHồng NhungTắt đènĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhÔ nhiễm môi trườngKinh Ăn Năn TộiMáy tính cá nhân IBMCúc Tịnh YChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Người Mỹ gốc Do TháiAnh hùng dân tộc Việt NamGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Liên Hợp QuốcTập Cận BìnhBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Thiểm TâyChiến dịch Tây NguyênEndrick FelipeLý Chiêu HoàngCho tôi xin một vé đi tuổi thơCà phêMạch nối tiếp và song songNguyễn TuânLiên XôMèoĐạo Cao ĐàiTôn Đức ThắngCubaTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamRunning Man (chương trình truyền hình)Thái LanBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgũ hànhENIACPhan Bội ChâuTrần Thủ ĐộTitan (vệ tinh)Biểu tình tại Hồng Kông 2014Người Nga (Trung Quốc)H'MôngSinh thái họcMuhammad AliThái BìnhGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Người ChămPet SoundsHành chính Việt Nam thời NguyễnTrần Quốc ToảnChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamMekong CapitalTrung Hoa Dân quốcChe GuevaraHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamLê Quý ĐônQuảng NamChùa Một CộtBulgariaDừaGodzillaKhang HiDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangMáy tínhĐỗ MườiJoseph StalinVõ Thị Ánh XuânVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁQuan hệ tình dụcChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaXuân DiệuVõ Tắc ThiênGallonNguyễn Đình ThiBiển ĐôngProteinMã QRNguyễn Đình Chiểu🡆 More