Phố Hàng Cót

Phố Hàng Cót nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội.

Thời Pháp thuộc phố được đặt tên theo tiếng Pháp là Rue Takou. Tên gọi Hàng Cót được hình thành từ năm 1945 cho đến nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phần lớn cư dân sinh sống ở đây làm nghề đan cót và buôn bán cót (một loại phên mành được đan ghép bằng nguyên liệu bóc tách từ cây tre và cây nứa)

Địa lý Phố Hàng Cót

Phố Hàng Cót ngày nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, cách cầu Long Biên 0,3 km về phía Tây và cách Hồ Hoàn Kiếm 1 km về phía Tây Bắc. Trải dài 0,4 km theo hướng bắc – nam. Đầu phố phía Bắc giáp vườn hoa Hàng Đậu (tên cũ là Vạn Xuân), giao các phố Phan Đình Phùng và Hàng Đậu. Đầu phố phía Nam là ngã tư giao các phố Hàng MãHàng Gà. Ở khoảng giữa phố, phía trên có đường xe lửa chạy ngang qua, tuyến đường sắt này dẫn lên cầu Long Biên bắc qua dòng sông Hồng.

Lịch sử Phố Hàng Cót

Hàng Cót được xây dựng trên nền vị trí đất xưa thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Theo di chỉ trên một tấm bia đặt tại chùa Thái Cam (16 phố Hàng Gà) thì thôn Tân Lập - Tân Khai được lập từ năm 1822. Thời bấy giờ cư dân ở đây chủ yếu làm nghề đan và bán cót. Người đan cót làm việc ở ngoài vỉa hè ngay trước cửa nhà mình. Tuy không phải là phố lớn ở Hà Nội, nhưng Hàng Cót có sự tập trung dân cư sinh sống khá đông do nằm ở vị trí giao thương buôn bán thuận tiện, là trung tâm gần cầu Long Biên và chợ Đồng Xuân.

Tuy nhiên, thời kỳ đó Hàng Cót chưa thực sự là một phố buôn bán lớn. Chỉ bao gồm những cửa hàng lơ thơ trên phố buôn bán mang tính chất manh mún, phục vụ nhu cầu cấp thiết của cuộc sống người dân khu vực xung quanh. Để mua sắm đầy đủ hơn người ta thường đến chợ Đồng Xuân, cách Hàng Cót chưa đầy 0,1 km.

Các di tích nổi bật Phố Hàng Cót

Năm 1935, người Pháp cho đặt đường xe điện (tuyến Kim Liên - Yên Phụ) đi qua Hàng Cót lên Hàng Than, nhưng đã bị dỡ bỏ để thay thế bằng loại phương tiên giao thông hiện đại khác. Chỉ khi từ thập niên ba mươi, bốn mươi thì nhiều nhà to và kiểu đẹp mới bắt đầu được xây dựng trên phố Hàng Cót:

Đoạn phía Bắc từ vườn hoa Hàng Đậu đến cầu sắt Xe lửa cắt ngang có nhiều nhà lớn kiểu Villa được làm vào những năm sau 1930. Gồm các chủ nhà đất xuất thân từ quan lại (Hoàng Gia Luận ở số 2 và Gia đình Bùi Đình Tịnh số 14 - 16) hoặc công chức cao cấp (bác sĩ An ở số 4 và Trương Văn Thiện ở số 7), ngoài ra còn có số ít công chức sơ cấp cũng có nhà ở đây nhưng không lớn.

Đoạn phía Nam còn lại là dãy phố cũ lại ít người giàu nên nhà cửa xây từ xưa còn lại đều nhỏ hẹp và kiểu cổ, một vài ngôi nhà lớn ở đoạn này do người có tiền ở nơi khác đến đây tậu đất làm nhà như villa 3 tầng của bác sĩ Ngô Trực Tuân (số 24), nhà hộ sinh của bà đỡ Tiến (số 40) là một nhà hộ sinh lâu đời nhất ở Hà Nội, nhà Lê Quảng Long (số 50) là một tư sản có cửa hiệu may ở Tây Hàng Đường nhưng xây nhà ở đây để gia đình ở.

Di tích thờ tự cũ có đình Ngũ Giáp (số 54) ban đầu là đền thờ Thành Hoàng sau đó rước bài vị của thần Tiến về thờ, bên cạnh đình Ngũ Giáp có ngôi đền thờ Chư Vị gọi là đền Tam Phủ (số 52) thờ Thánh Thần, chùa Pháp Bảo Tạng (số 44, được xây trong những năm 1948 - 1954) để chứa những bản mộc in Kinh Phật, những ngôi đền và chùa này đến nay vẫn đang được bảo tồn. Còn một ngôi đình cũ nữa ở đầu Hàng Cót (số 4), bị hư hỏng nặng và bị phá bỏ vào năm 1920, rồi bán lại khu đất cho tư nhân xây nhà.

Ngoài ra có các số nhà do chủ là người Pháp xây nên để ở hoặc kinh doanh, như nhà cho thuê xe đám ma Louis Chức (số 13), hiệu thợ may Tây (Tân Hưng số 17), hiệu ảnh Rolleie photo (số 60), xưởng chữa máy nhỏ (Rozier số 2), và các trường tư thục (trường Trí Đức số 65, trường Nguyễn Văn Tòng số 46 - 48, trường Thăng Long số 9 - 11).

Các tuyến xe buýt chạy qua Phố Hàng Cót

  • Tuyến 01, 36: Hết phố
  • Tuyến 31: từ Phan Đình Phùng đễn ngã năm Hàng Lược - Phùng Hưng

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Địa lý Phố Hàng CótLịch sử Phố Hàng CótCác di tích nổi bật Phố Hàng CótCác tuyến xe buýt chạy qua Phố Hàng CótPhố Hàng CótKhu phố cổ Hà NộiThế kỷ 20

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

MiduLý Thường KiệtInternetDanh sách trường trung học phổ thông tại Thái BìnhMC (định hướng)Sao KimViêm da cơ địaCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoVnExpressBảng tuần hoànChâu PhiLâm ĐồngNgười tình (phim 1992)Dinh Độc LậpNguyễn Vân ChiNúi lửaNguyễn Thị ĐịnhChóVladimir Vladimirovich PutinZico (rapper)Vườn quốc gia Cúc PhươngChức vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLê Khánh HảiĐiểu K'RéVladimir Ilyich LeninGallonGò CôngPhạm Văn TràĐông Nam ÁLê Hồng AnhViệt Nam Cộng hòaBộ Công an (Việt Nam)Rừng mưa AmazonVăn Miếu – Quốc Tử GiámHùng VươngTrần Thanh MẫnĐường Thái TôngMưa sao băngĐỗ Bá TỵHoàng thành Thăng LongTư tưởng Hồ Chí MinhNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamHoàng Chí BảoHybe CorporationManchester United F.C.FormaldehydeHạ LongVũ Hồng VănĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia UzbekistanThích Quảng ĐứcNgười Buôn GióLịch sử Trung QuốcẤn ĐộHậu GiangĐô la MỹThành nhà HồUng ChínhGoogle MapsNguyễn Sinh HùngIraqChiến dịch Điện Biên PhủNarutoTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCTrương Tấn SangHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamCúp bóng đá châu Á 2023Phan Đình GiótCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Chủ tịch Quốc hội Việt NamCác ngày nghỉ lễ ở Hàn QuốcĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IndonesiaTriệu Tuấn HảiTổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt NamChính trịChiến tranh thế giới thứ nhấtCăn bậc haiNhà HánSa Pa🡆 More