Paul Dirac

Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 - 20 tháng 10 năm 1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh.

Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán học tại Đại học Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làm việc tại Đại học Florida. Một trong những khám phá quan trọng của ông là phương trình Dirac. Phương trình này miêu tả dáng điệu của các fermion, từ đó dẫn đến tiên đoán về sự tồn tại của phản vật chất. Ông cùng Erwin Schrödinger đã được nhận giải Nobel vật lý năm 1933.

Paul Dirac
Paul Dirac
Paul Adrien Maurice Dirac
Sinh8 tháng 8 năm 1902
Bristol, Anh
Mất20 tháng 10 năm 1984
Tallahassee, Florida, Mỹ
Quốc tịchPaul Dirac Anh-Paul Dirac Thụy Sĩ (cho đến 1919)
Paul Dirac Anh (sau 1919)
Trường lớpĐại học Bristol
Đại học Cambridge
Nổi tiếng vìVật lý lượng tử
Giải thưởngPaul Dirac Giải Nobel Vật lý (1933)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácĐại học Cambridge
Đại học Florida
Người hướng dẫn luận án tiến sĩRalph Fowler
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngHomi Bhabha
Harish Chandra Mehrotra
Dennis Sciama
Behram Kurşunoğlu
John Polkinghorne
Per-Olov Löwdin

Thời niên thiếu Paul Dirac

Paul Dirac lớn lên trong một gia đình không được hòa thuận. Cha mẹ của ông bất đồng ý kiến ngay trên bàn ăn, và cậu bé Dirac đã từng tin rằng "nam giới và phụ nữ nói bằng hai thứ tiếng riêng biệt."

Cha của Dirac thúc ép ông học rất nhiều và thường xuyên xem bài học của Dirac để sửa chữa từng lỗi chính tả và ngữ pháp.

Tính cách Paul Dirac

Paul Dirac được biết đến như một nhà khoa học rất lập dị. Ông rất ít nói và chỉ cất lời khi thấy thực sự cần thiết. Về sau này, khi Dirac đã cao tuổi, một số người liên lạc với ông qua điện thoại để hỏi về những kết quả nghiên cứu thành công mà ông đã thực hiện, họ chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn "Xin lỗi, tôi nghĩ rằng mỗi người phải tự làm việc nghiên cứu của chính mình." trước khi Dirac cúp máy.

Khi còn trẻ Dirac có sở thích trèo cây và nhiều khi ông làm điều kì dị này ngay khi mặc trang phục Tây Âu. Khi là giáo sư trường đại học, đôi khi Dirac xuất hiện trong mắt người xung quanh như một ông già mang rìu để chặt các bụi cây hoang trong khuôn viên trường.

Xem thêm

Tham khảo

  • The Strangest Man: the Life of Paul Dirac viết bởi Graham Farmelo, Faber and Faber, London 2009.

Tags:

Thời niên thiếu Paul DiracTính cách Paul DiracPaul Dirac19021933198420 tháng 108 tháng 8AnhErwin SchrödingerFermionGiải NobelPhương trình DiracPhản vật chấtVật lý lý thuyếtĐại học CambridgeĐại học Florida

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bà TriệuQuần đảo Trường SaThủ dâmLịch sửChelsea F.C.Quần thể danh thắng Tràng AnVườn quốc gia Cát TiênĐồng NaiThừa Thiên HuếLe SserafimHiệp hội bóng đá AnhCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamNam quốc sơn hàGia Cát LượngThạch LamCông (vật lý học)Triệu Lệ DĩnhAn Nam tứ đại khíLiên Hợp QuốcLý Chiêu HoàngChâu Đại DươngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBảng xếp hạng bóng đá nam FIFABuôn Ma ThuộtTừ Hi Thái hậuKim LânNguyễn TrãiLiên bang Đông DươngMặt TrăngĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhTân Hiệp PhátDương Văn MinhNguyễn Duy NgọcIranNguyễn Bỉnh KhiêmẤm lên toàn cầuTài xỉuChuỗi thức ănĐinh La ThăngCúp FAĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamCách mạng Tháng TámCông an thành phố Hải PhòngGiê-suMin Hee-jinHồng BàngTrận Bạch Đằng (938)Titanic (phim 1997)Võ Nguyên GiápTrường ChinhNam BộMinh Thành TổNgô QuyềnChân Hoàn truyệnDinh Độc LậpPhan Bội ChâuTEthanolTrần Hải QuânNguyễn Đình ChiểuBạc LiêuHalogenDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtZaloSóc TrăngHương TràmLa Văn CầuDấu chấmỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNhân tố sinh tháiSóng thầnDanh mục các dân tộc Việt NamGoogleĐinh Tiến DũngLệnh Ý Hoàng quý phiBắc NinhQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamMèo🡆 More