Nhóm Ngôn Ngữ Bod

Nhóm ngôn ngữ Bod hay ngữ chi Tạng (藏语支) được đặt tên theo tộc danh của người Tạng là Bod, là một nhóm được đề xuất bao gồm nhóm ngôn ngữ Tạng và một số ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng liên quan nói ở Tây Tạng, Bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Bắc Pakistan.

Không có minh chứng rằng tất cả các ngôn ngữ này tạo thành một nhánh, đặc trưng bởi những đổi mới có chung.

Nhóm ngôn ngữ Bod
Phân bố
địa lý
Cao nguyên Tây Tạng
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
Ngôn ngữ con:
Glottolog:bodi1257

Shafer (1955) đặt ra thuật ngữ "Bodish" và sử dụng nó cho hai cấp phân loại khác nhau, được gọi tại đây là "tổ Bod" (Bodish section) và "nhánh Bod" (Bodish branch):

 tổ Bod 
 nhánh Bod 

Bod Tây

Bod Trung tâm

Bod Nam

Bod Đông

Gurung (Tamang)

Tshangla

Rgyalrong

Hiện tại, người ta thường chấp nhận rằng các ngôn ngữ mà Shafer đặt trong ba phân nhóm đầu tiên đều có nguồn gốc từ tiếng Tạng cổ, nên được kết hợp thành một phân nhóm (phân nhóm ngôn ngữ Tạng), với nhóm ngôn ngữ Bod Đông là nhóm chị em. Các phân loại gần đây hơn bỏ qua nhóm ngôn ngữ Rgyalrong, nay thường được coi là một nhánh riêng biệt trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Bradley (1997) cũng định hình một "tổ Bod" theo nghĩa rộng, thêm các ngôn ngữ Tây Hymalaya, mà Shafer coi là chị-em của tổ Bod và kết quả là nó gần tương đương với nhóm "Tạng-Kanaur" trong các phân loại khác. Trong kiểu gộp nhóm này tổ Bod đích thực là một phân nhóm bao gồm hai nhánh, Tạng (Bod Trung tâm) và Bod Đông:

 tổ Bod nghĩa rộng 
 tổ Bod đích thực 

Bod Trung tâm (Tạng)

Bod Đông (Bumthang)

Bod Tây (Gurung)

Tshangla, Lhokpu, Gongduk

Tây Himalaya

Nhóm ngôn ngữ Bod Đông là một trong những nhánh ít nghiên cứu nhất của ngữ hệ Hán-Tạng. Các ngôn ngữ được coi là thành viên của nhóm này bao gồm tiếng Bumthang, tiếng Tshangla, tiếng Dakpa, tiếng Zhangzhung, và có thể cả tiếng Zakhring.

Theo Shafer, nhóm Bod Đông là nhánh nguyên thủy nhất của nhóm ngôn ngữ Bod.

Đối với các nghiên cứu ngữ pháp của các ngôn ngữ Bod Đông, có Das Gupta (1968) và Lu (2002). Một số bài viết về tiếng Kurtöp bao gồm Hyslop (2008a, 2008b, 2009).

Tham khảo

Bản mẫu:Ngữ hệ Hán-Tạng

Tags:

BhutanNepalNgười TạngNgữ hệ Hán-TạngNhánhNhóm ngôn ngữ TạngPakistanTây TạngẤn Độ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Biển xe cơ giới Việt NamNgườiTrang ChínhLandmark 81Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNgười dẫn chương trìnhDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangMinh Thành TổVũ Hồng VănGia Cát LượngBùi Vĩ HàoLật mặt (phim)Quảng NamNha TrangĐịa lý Việt NamSerie ACuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTuyên QuangTiếng AnhNhà NguyễnChiến tranh Pháp – Đại NamĐơn vị quân độiTần Thủy HoàngĐài Á Châu Tự DoQuân đội nhân dân Việt NamỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTiền GiangFacebookLoạt sút luân lưu (bóng đá)Cách mạng Công nghiệpĐào Đức ToànHoàng Phủ Ngọc TườngDòng điệnNữ hoàng nước mắtNguyễn Sinh Nhật TânJude BellinghamBộ bài TâyPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)NTập Cận BìnhTikTokTADuyên hải Nam Trung BộPhan Đình TrạcTôn giáo tại Việt NamHọc viện Kỹ thuật Quân sựTô Huy RứaNguyễn Chí ThanhAldehydeTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiDanh sách quốc gia theo dân sốĐinh Tiên HoàngTây NinhTrần Hồng Hà (chính khách)Danh mục các dân tộc Việt NamNgày Quốc khánh (Việt Nam)Nguyễn Thị Thanh NhànHoàng ĐanPhạm Phương Thảo (ca sĩ)NarutoMưa sao băngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Cúp bóng đá châu ÁPhilippinesNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamBà Rịa – Vũng TàuMèoVũ Văn NinhTrận đồi A1Đỗ Văn ChiếnQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamHang Sơn ĐoòngVõ Văn KiệtLâm BưuTừ mượn trong tiếng Việt🡆 More