Nguyễn Sĩ Giáo

Nguyễn Sĩ Giáo (Tiếng Trung: 阮仕教; 1638 – ?) là một vị quan triều Lê.

Ông là người xã Mi Sơn huyện Thanh Chương (nay thuộc xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông từng giữ các chức quan như Thiêm đô Ngự sử, Hàn lâm Thị độc, Hộ khoa Đô Cấp sự trung.

Tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Sĩ Giáo

Tiểu sử

Nguyễn Sĩ Giáo sinh ra trong một gia đình Nho giáo, có bốn anh em đỗ Hương cống và đều được bổ làm Giám sinh Quốc Tử Giám, nhưng ông là người nổi tiếng nhất. Nguyễn Sĩ Giáo thi Hương đỗ đầu khoa, thi Đình đời Lê Huyền Tông, làm quan trải qua 3 triều đại: Lê Huyền Tông, Lê Gia TôngLê Hy Tông[cần dẫn nguồn].

Sự nghiệp

Nguyễn Sĩ Giáo thi Hương đỗ Giải nguyên. Năm 1664 ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn đời Lê Huyền Tông. Ông làm quan giữ các chức Thiêm đô ngự sử (1676), Hàn lâm Thị độc. Sau ông bị cách chức.

Tháng 7 năm Bính Thìn (1676), trong viện Hàn lâm dưới triều Lê Hy Tông, Giám sát ngự sử Trần Thế Vinh được tin thân sinh mất, giấu đi không phát tang. Hàn lâm hiệu thảo Nguyễn Đức Vọng cùng một số viên quan khác làm sớ đàn hặc Thế Vinh không phải người biết giữ đạo hiếu. Theo luật đương thời là Quốc triều Hình luật thì giấu tang thân sinh là phạm tội nặng. Trần Thế Vinh bị cách chức. Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo không làm sớ tâu việc này nên bị đàn hặc là a dua phụ họa, bênh vực riêng cho Trần Thế Vinh, cũng bị bãi chức.

Nhưng về sau không những được phục chức mà Nguyễn Sĩ Giáo còn được đặc phong vinh lộc đại phu, ban thụy chất trực và được hưởng lệ định phong ấm cho tôn thất.

làm trong Viện hàn lâm, nơi trông coi việc soạn thảo những chế, cáo, chiếu, chỉ của vua (xem Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển 7 trang 216). Nói dễ hiểu hơn chức trách viện Hàn lâm là: phàm tờ chiếu, tờ chế đều do viện này đứng khởi thảo (chiếu lời lệnh vua ban, chế là lời vua khen), về việc các quan trong triều đường bảo cử, mà còn có đều gì chưa được thỏa đáng, thì viện này đều được phép hặc tâu để xét lại. Ngày xưa người trên bảo kẻ dưới là chiếu, từ nhà Tần nhà Hán thì chỉ vua được dùng chiếu như [chiếu thư] 詔書 tờ chiếu, [ân chiếu] 恩詔, xuống chiếu ra ơn cho. Lời của vua, lệnh của vua gửi xuống cho thần dân (Theo Việt sử Giai thoại, trang 773, PGS. Đinh Khắc Thuần, viện Hán Nôm chủ biên).

Tài liệu Nguyễn Sĩ Giáo

Vốn có kiến thức uyên thâm Nguyễn Sĩ Giáo được bổ nhiệm chức Thị độc viện Hàn lâm. Đây là chức quan giữ việc giảng đọc thư sử, giảng giải kinh nghĩa cho vua nghe và thường được nhà vua hỏi ý kiến khi bàn chính sự. Về sau Nguyễn Sĩ Giáo chuyển làm Đô cấp sự trung. Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 01/2017, trang 50, Thạc sỹ Lê Thị Thu Hương Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết về Nguyễn Sĩ Giáo: "

Đại Việt sử ký toàn thư chép: năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo làm Giám sát ngự sử. Đời Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng. Ông bị cách chức, sau lại được phục chức và được ban Đặc tiến [ tr.194] Kim tử Vinh lộc đại phu, Bồi tòng Ngự sử đài Đô ngự lại, Hiến sát sứ, Đề hình, An Nhân tử, ban thụy Chất Trực, Nhân Thành xã Nguyễn Tướng công. Gia đình có 4 anh em đều đỗ Hương cống, đều được bổ làm Giám sinh Quốc tử giám nhưng ông là nổi tiếng nhất. Ông về trí sĩ rồi mất ở nhà, dân xã lập đền thờ tự, tiền triều tặng sắc văn.[ TCHC (29a, 42a), NAK (51a, 51b), CNKBVN (tr.508), N0 1345]". Sách Nghệ An ký, tác giả Hoàng giáp Bùi Dương Lịch trang 282, 283 chép:

làm đến thị độc Viện Hàn lâm, sau đó bị bãi chức, rồi lại được phục chức. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo (51b) làm giám sát ngự sử. Đời Lê Hy Tông, đầu niên hiệu Vĩnh Trị (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng nên bãi chức ông". 

Tham khảo

  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1998). Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Giáo dục.
  • Ngô Đức Thọ (2006). Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075–1919. Văn học.
  • Lê Thị Thu Hương, 13 vị tiến sĩ triều Lê của huyện Thanh Chương qua tư liệu Hán Nôm, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nghệ An, số tháng 1/2017, tr. 47–54.

Chú thích

Tags:

Tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Sĩ GiáoTài liệu Nguyễn Sĩ GiáoNguyễn Sĩ GiáoChữ HánNghệ AnThanh ChươngThanh Mai, Thanh ChươngTriều Lê

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phạm Văn ĐồngHồng KôngCậu bé mất tíchNgười ViệtĐường vành đai 3 (Hà Nội)Giải vô địch bóng đá thế giớiSân bay quốc tế Phú BàiDanh sách các quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiĐài Tiếng nói Việt NamBùi Quang ThậnHải PhòngNgười thầy y đứcTriều đại trong lịch sử Trung QuốcHùng Vương thứ IPháo (rapper)Đài Á Châu Tự DoTomorrow X TogetherLê Đại HànhKiều AnhSam (diễn viên)Trận Thành cổ Quảng TrịĐường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh BìnhĐồng bằng sông Cửu LongTây NguyênTrang bị Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Văn ThiềuApollo 1Kỷ lục và số liệu thống kê Giải bóng đá Ngoại hạng AnhCrystal Palace F.C.Chủ tịch Quốc hội Việt NamDanh sách tập phim Thám tử lừng danh ConanViệt Nam thời tiền sửMai An TiêmTrấn ThànhThần NôngGia đình là số một (phần 2)Nam SudanDark webCây táo nở hoaQuốc gia Việt NamSinh sản vô tínhTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamĐà NẵngTrần Kim TuyếnQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamA.C. MilanÝThanh gươm diệt quỷHarry KaneUruguayPhạm Xuân ThệThang DuyTriệu Lệ DĩnhLiên Hợp QuốcGiải thưởng nghệ thuật Baeksang cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim truyền hìnhẢ Rập Xê ÚtCao LỗNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Trận Trân Châu CảngErling HaalandBDSMTình yêuHồng Đào (diễn viên)Địa đạo Củ ChiLật mặt (phim)Lưu BịĐường cao tốc Cao Bồ – Mai SơnNhà NguyễnDanh sách quốc gia theo diện tíchEFL ChampionshipBoys PlanetDương Văn MinhThánh địa Mỹ SơnDanh sách phim điện ảnh DoraemonDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanBảng tuần hoànM🡆 More