Mật

Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống.

Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn.

Mật
Biểu đồ hệ tiêu hóa cho thấy túi mật

Sinh lý học Mật

Thành phần của dịch mật bao gồm: nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ, axit béo, lecithin, mỡphosphat kiềm.

Muối mật

Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali).

Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid (nhũ tương hóa lipid) ở ruột non và giúp cho hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K.

Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan (hình trên).

Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già.

Các muối mật (glycinetaurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobinbilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol.

Sắc tố mật

Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của nhân Hem, có trong hemoglobin và các chất chứa nhân Hem như Myoglobin... (Sắc tố mật hay còn gọi theo thông thường do thành phần chính có chứa bilirubin, Biliverdin) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hem trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.(Bile pigments, including bilirubin and biliverdin, are endogenous compounds belonging to the porphyrin family of molecules)

Cholesterol

Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu.

Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại.

Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.

Khác

Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt.

Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, EK.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Sinh lý học MậtMậtBazơGanHệ tiêu hóaTá tràngTúi mậtĐộng vật có xương sống

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVnExpressXVideosNguyên HồngLê Trọng TấnNhà Hậu LêChủ tịch Quốc hội Việt NamNho giáoQuả bóng vàng châu ÂuHương TràmChính phủ Việt NamTô Ngọc ThanhSự kiện Tết Mậu ThânBắc NinhLiếm dương vậtNguyễn Duy (nhà thơ)Nam ĐịnhNhà NguyễnHoàng Thị Thúy LanDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiNha TrangQuốc kỳ Việt NamAnhQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamNhà máy thủy điện Hòa BìnhHàn Mặc TửBình PhướcMiduLương Tam QuangBDSMNguyễn Hòa BìnhLạc Long QuânVụ án cầu Chương DươngLiên minh châu ÂuDanh sách Chủ tịch nước Việt NamHoàng Hoa ThámQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Đinh Tiên HoàngGia LongJennifer PanUEFA Champions LeagueQuảng NinhCúp FALiên XôNguyễn Quang SángThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVĩnh PhúcFC BarcelonaKinh tế ÚcLiên QuânBóng đáThủy triềuChất bán dẫnChiến tranh Pháp – Đại NamSân bay quốc tế Long ThànhBan Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNhà TrầnLandmark 81Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamVăn họcNhư Ý truyệnMùi cỏ cháyNgô Đình DiệmNgũ hànhInternetVụ án Lệ Chi viênViệt Nam Quốc dân ĐảngBảo ĐạiViêm da cơ địaHoaTrạm cứu hộ trái timCôn ĐảoViệt Nam hóa chiến tranhArsenal F.C.Tháp RùaChữ HánDanh sách ngân hàng tại Việt Nam🡆 More