Mạc Kính Chỉ: Hoàng đế Đại Việt

Mạc Kính Chỉ (Tiếng Trung: 莫敬止 ? - 1593) là vị vua đầu tiên nhà Mạc thời hậu kỳ, sau khi quân Nam triều chiếm được thành Thăng Long với cái chết của cha con Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp) và Mạc Cảnh Tông (Mạc Toàn).

Nguyên quán Mạc Kính Chỉ là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Mạc Mẫn Tông
莫闵宗
Vua Việt Nam
Hoàng đế Đại Việt (nhà Mạc thời hậu kì)
Trị vì15921593
Mạc Kính Chỉ: Thân thế, Vua Bảo Định, Khôi phục miền đông
Nhiếp chínhMạc Đôn Nhượng
Tiền nhiệmMạc Mậu Hợp
Mạc Toàn
Kế nhiệmMạc Kính Cung
Thông tin chung
Mất1593
Hậu duệ
Tên húy
Mạc Kính Chỉ (莫敬止)
Niên hiệu
Bảo Định
(15921593)
Khang Hựu (1593)
Thụy hiệu
Hoài Nghị Minh Huấn Trinh Hoàng đế
(坏毅明训贞皇帝)
Miếu hiệu
Mẫn Tông (闵宗)
Triều đạiNhà Mạc
Thân phụMạc Kính Điển

Thân thế Mạc Kính Chỉ

Mạc Kính Chỉ là con cả của Khiêm vương Mạc Kính Điển, quan phụ chính trụ cột của nhà Mạc trong hơn 30 năm. Trước đó, Mạc Kính Chỉ được phong tước Đoan Hùng vương, sau vì có tội tư thông với người thiếp của cha nên bị giáng xuống làm thứ dân. Đến khi triều đình nhà Mạc suy yếu thì Mạc Kính Chỉ lại được ban tước Hùng Lễ công nhưng không có thực quyền; trong các tài liệu lịch sử Trung Quốc như Minh thực lục hay Minh sử thì gọi ông là Mạc Kính Bang.

Vua Bảo Định Mạc Kính Chỉ

Năm 1592 khi Mạc Mậu Hợp thất thế, ông thu thập tàn quân chiếm cứ vùng Thanh Lâm và xưng vua ở Nam Giản thuộc Chí Linh, Hải Dương, lấy niên hiệu Bảo Định thứ nhất (1592).

Mạc Kính Chỉ xưng Hoàng đế được tôn thất nhà Mạc hưởng ứng, lập bản doanh triệu tập quần tụ, được các đại thần văn võ còn xu hướng với nhà Mạc tôn phú, quân binh lên tới hàng vạn. Mạc Kính Chỉ sắp đặt các đại thần theo một triều đình có đầy đủ văn võ, cắt đặt các quan chức trong ngoài.

Khôi phục miền đông Mạc Kính Chỉ

Thấy nhà Mạc chưa hết người đứng lên khôi phục cơ nghiệp và còn được các văn thần, võ tướng vùng Bắc Hà tôn phù, Phụ chính Nam triều là Trịnh Tùng lập tức tiến binh đánh Mạc Kính Chỉ. Tháng chạp năm 1592, Tùng sai các Thái Quận công: Nguyễn Thất Lý, Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên, Nguyễn Nga dùng thủy binh tiến đánh.

Nhưng quân của Trịnh Tùng vừa tới nơi đã bị Kính Chỉ phục binh đánh cho quan quân Lê – Trịnh trở tay không kịp. Nguyễn Thất Lý bị chém chết tại trận, Nguyễn Nga trúng thương may mà ngã trên thuyền nên được cứu thoát, quân của Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên bị đánh tan tác. Kính Chỉ thu nhiều thuyền bè, khí giới và binh lương. Ngay trận đầu thắng lớn, Kính Chỉ sai Đông các Học sỹ Đỗ Trực làm tờ hịch bố cáo toàn bộ trấn Kinh Bắc, Hải Dương theo về với Kính Chỉ, Mạc Toàn biết tin cũng chạy sang chỗ Kính Chỉ nương nhờ.

Thất bại Mạc Kính Chỉ

Ngày 17 tháng 12 năm 1592, Trịnh Tùng lại sai Thái úy Hoàng Đình Ái, Thái bảo Trịnh Đô đốc binh và voi, ngựa tới đánh Kính Chỉ. Đình Ái cho lập đồn binh dọc tuyến sông. Trịnh Tùng lại sai Thái úy Nguyễn Hữu Liêu đưa thủy binh lên hỗ trợ Đình Ái. Kính Chỉ cũng dàn quân dọc tuyến sông cự địch. Một dải trường giang chia ra nam – bắc, quân nối quân liên tiếp chiến đấu kéo dài hàng tháng trời không phân thắng thua.

Ngày 9 tháng 1 năm Quý Mùi (1593), Trịnh Tùng đích thân đốc đại quân vượt sông Nhị Hà, ngày 12 tiến đến Cẩm Giang, hội với các tướng xong. Trịnh Tùng lại đích thân làm tướng trung quân, sai Đình Ái lẻn đánh úp sau lưng Kính Chỉ. Trịnh Tùng dùng thủy quân chặn vùng thượng lưu tạo thế bao vây tứ phía.

Trước sức địch mạnh, ông phải chiến đấu quyết liệt và lui lên núi Chí Linh. Trịnh Tùng tiếp tục truy kích, cuối cùng tới ngày 14 tháng giêng thì bắt được Kính Chỉ ở thôn Tân Manh, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) và nhiều tôn thất nhà Mạc. Ngày 27 tháng giêng, Mạc Kính Chỉ bị Trịnh Tùng mang chém ở bến Thảo Tân.

Mạc Kính Chỉ xưng vua được 3 tháng.

Miếu hiệu và thụy hiệu Mạc Kính Chỉ

Theo các sử sách chính thống của nhà Lê Trung hưngnhà Nguyễn thì Mạc Kính Chỉ không có miếu hiệu và thụy hiệu, bởi thời gian xưng vua ngắn ngủi kéo theo đó là sự lụi bại tán vong của nhà Mạc. Tuy nhiên, trong tài liệu nghiên cứu gần đây của học giả Trung Quốc Ngưu Quân Khải và giáo sư tiến sĩ Việt Nam Phan Đăng Nhật thì miếu hiệu của ông là Mẫn Tông (闵宗) còn thụy hiệu là Hoài Nghị Minh Huấn Trinh Hoàng Đế (坏毅明训贞皇帝).

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

Tags:

Thân thế Mạc Kính ChỉVua Bảo Định Mạc Kính ChỉKhôi phục miền đông Mạc Kính ChỉThất bại Mạc Kính ChỉMiếu hiệu và thụy hiệu Mạc Kính ChỉMạc Kính ChỉChữ HánHải DươngMạc Mậu HợpMạc ToànNam SáchNhà Mạc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bảy hoàng tử của Địa ngụcNguyễn Văn TrỗiNguyễn Cao KỳKhủng longVũ Thanh ChươngNhà MinhQuần đảo Hoàng SaNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiAldehydeThụy SĩHoàng thành Thăng LongTriệu Tuấn HảiDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanNguyễn Sinh HùngChâu Đại DươngEthanolCách mạng Tháng TámVĩnh PhúcNhật thựcQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamMưa đáLionel MessiDubaiDấu chấmTư tưởng Hồ Chí MinhQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamPhật giáoDanh sách thủy điện tại Việt NamGiê-suTF EntertainmentNinh BìnhĐại Việt sử ký toàn thưCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Phạm Minh ChínhDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhTô Ngọc ThanhCúp bóng đá châu Á 2023Danh sách nguyên tố hóa họcNguyễn Thị Kim NgânĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IndonesiaH'MôngNhà TốngChăm PaBuôn Ma ThuộtTrịnh Công SơnCúp FAUEFA Champions LeagueSơn Tùng M-TPHồ Xuân HươngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngNguyễn Tân CươngLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhThomas EdisonĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn Quốc24 tháng 4PhilippinesVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnCarles PuigdemontUzbekistanĐồng ThápDanh sách quốc gia theo dân sốKhmer ĐỏLê Khả PhiêuDanh sách số nguyên tốCampuchiaĐịnh lý PythagorasBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaPhân cấp hành chính Việt NamPhú ThọTrung du và miền núi phía BắcĐồng bằng sông Cửu LongKim Ngưu (chiêm tinh)Nhà ĐườngBiên HòaChân Hoàn truyệnVương Đình Huệ🡆 More