Miếu Hiệu: Tên dùng trong tông miếu của các vị quân chủ sau khi họ qua đời

Miếu hiệu (Tiếng Trung: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản.

Miếu hiệu
Tên tiếng Trung
Phồn thể廟號
Giản thể庙号
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữMiếu hiệu
Chữ Hán
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
廟號
Tên tiếng Nhật
Kanji廟号
Hiraganaびょうごう

Còn một dạng tôn hiệu, có cùng một tính chất là chỉ dành cho quân vương đã mất mới có, chính là thụy hiệu.

Khái niệm Miếu Hiệu

Miếu hiệu được cho là có nguồn gốc từ triều đại trọng kính bái là nhà Thương. Sau khi vị quân chủ qua đời, vị quân vương nối ngôi và đình thần cùng thảo luận để tôn viết trên bài vị, hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Đặc điểm cơ bản của miếu hiệu là nó thường có một trong hai chữ: Tổ (祖) hoặc Tông (宗), đi trước thường là một tính từ mang tính miêu tả.

Miếu hiệu thường ngắn, chỉ có 1 tính từ đi với Tổ hoặc Tông, trong khi thụy hiệu có thể ngắn một vài chữ song cũng có thể rất dài, có khi lên hàng chục chữ.

Các trường hợp Miếu Hiệu

Người sáng lập triều đại thường có miếu hiệu bằng chữ Tổ như Cao Tổ (như Hán Cao Tổ) hoặc Thái Tổ (như Lý Thái Tổ , Lê Thái Tổ) hay Thế Tổ (như Nguyễn Thế Tổ) và Liệt Tổ (như Hán Chiêu Liệt Tổ). Cũng có trường hợp một số vua không phải là vua sáng lập triều đại, nhưng được coi là có công lớn ngang với vị sáng lập, cũng được đặt miếu hiệu bằng chữ Tổ như Minh Thành TổTrung Quốc; Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng) và Nguyễn Hiến Tổ (Thiệu Trị) ở Việt Nam.

Riêng trường hợp nhà Trần ở Việt Nam, có vị hoàng đế đầu tiên là Trần Cảnh, nhưng khi đó cha là Thái thượng hoàng đế Trần Thừa vẫn còn sống, do đó miếu hiệu của Trần Thừa là Thái Tổ, còn Trần Cảnh là Thái Tông.

Các vị vua mất nước thường không được đặt miếu hiệu mà chỉ có thụy hiệu (như Lê Mẫn Đế, Liêu Thiên Tộ Đế) hoặc không có cả hai (như Nguyễn Quang Toản). Nhiều miếu hiệu được các hậu duệ đặt cho tổ tiên chỉ là dân thường khi họ đã làm vua, lại có những vị vua mất nước lúc đó không có miếu hiệu nhưng ngày nay được con cháu đời sau truy tôn.

Một số Miếu Hiệu

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Khái niệm Miếu HiệuCác trường hợp Miếu HiệuMột số Miếu HiệuMiếu HiệuChữ HánNhật BảnQuân chủTriều TiênTrung QuốcViệt NamĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamThái BìnhChăm PaLương Tam QuangVăn họcĐại dịch COVID-19 tại Việt NamHoàng Thị ThếHiệp định Paris 1973Chữ Quốc ngữTriết họcNguyễn Chí VịnhChóVăn Miếu – Quốc Tử GiámGái gọiGiỗ Tổ Hùng VươngTam quốc diễn nghĩaMặt trận Tổ quốc Việt NamHà NamAcetonĐại ViệtNgày AnzacTrùng KhánhTrí tuệ nhân tạoXã hộiDòng điệnNgũ hànhVõ Tắc ThiênTổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam)Minh Thành TổĐất rừng phương Nam (phim)Thanh gươm diệt quỷNhà Hậu LêFansipanNguyễn TrãiQuần đảo Cát BàĐỗ MườiYokohama F. MarinosKinh Dương vươngKim Bình Mai (phim 2008)Trạm cứu hộ trái timTrần Cẩm TúHình bình hànhCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaKinh thành HuếSố nguyên tốThuật toánHKT (nhóm nhạc)Trần Thanh MẫnDanh mục các dân tộc Việt NamVladimir Ilyich LeninNguyễn Trọng NghĩaNicolas JacksonDanh sách nhân vật trong DoraemonCúp bóng đá U-23 châu ÁHoaCúp bóng đá U-23 châu Á 2024TTrần Lưu QuangNhà ĐườngĐông Nam BộVinamilkKiên GiangTôn Đức ThắngTrường Đại học Kinh tế Quốc dânHồ Chí MinhLàoVũ Đức ĐamNhà TrầnNATOTrần Thánh TôngHợp chất hữu cơDanh sách thành viên của SNH48Định luật OhmKhắc ViệtBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Hệ sinh tháiBảng xếp hạng bóng đá nam FIFA🡆 More