Lặng Lẽ Sa Pa: Tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long

Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước.

Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về hình ảnh con người lao động trong cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hộimiền Bắc. Tác phẩm này được in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 9 và chương trình Ngữ văn lớp 8 (Sách Kết Nối Tri Thức).

Lặng lẽ Sa Pa
Truyện ngắn
Thông tin tác phẩm
Tên gốcLặng lẽ Sa Pa
Tác giảNguyễn Thành Long
Thời gian sáng tácMùa hè 1970
Quốc giaLặng Lẽ Sa Pa: Cốt truyện, Tóm tắt nhân vật Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Thể loạiTruyện ngắn
Ngày phát hành1970
Chủ đềngười lao động

Cốt truyện Lặng Lẽ Sa Pa

Trong chuyến xe đi Lào Cai, bác lái xe, nhà họa sĩ lão thành, cô kỹ sư trẻ trò chuyện với nhau về Sa Pa, hội họa, hạnh phúc và tình yêu. Khi chuyến xe dừng lại cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu ông họa sĩ và cô kỹ sư về một người “cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên biếu vợ bác lái xe một củ tam thất và mời ông họa sĩ cùng cô gái trẻ lên nhà chơi. Cả hai ngỡ ngàng thấy vườn hoa thật đẹp. Nơi ở của anh gọn gàng ngăn nắp. Anh mời mọi người vào nhà chơi, uống trà và nói chuyện. Anh sống và làm việc tại đây, nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Tuy công việc của anh gian khổ nhưng anh rất yêu nó và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra anh cũng thích đọc sách, trồng cây thuốc, hoa, nuôi gà. Nghe anh kể chuyện ông họa sĩ đã phác họa chân dung anh nhưng anh cho rằng mình không xứng đáng, rồi giới thiệu ông họa sĩ về ông kỹ sư vườn rau và đồng chí cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, những người cũng làm việc ở Sa Pa. Sau ba mươi phút nói chuyện, đến lúc chia tay, anh tặng hai người giỏ trứng để đi đường. Cô kỹ sư từ cuộc nói chuyện với anh thanh niên đã yên tâm, quyết định lên vùng cao công tác, còn ông họa sĩ tìm được nguồn cảm hứng nghệ thuật.

Tóm tắt nhân vật Lặng Lẽ Sa Pa

Anh thanh niên: 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một con người có tinh thần trách nhiệm với công việc và luôn hết mình vì công việc. Vì công việc nên anh phải sống một mình ở trên đỉnh núi cao "bốn bề chỉ có cây cỏ". Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: góp phần phát hiện "đám mây khô" giúp không quân ta hạ máy bay Mỹ. Lạc quan, yêu đời: anh tự tạo cho mình những thú vui nhỏ như trồng hoa, đọc sách, nuôi gà, ...Sống ngăn nắp, gọn gàng. Anh thanh niên là một người cởi mở, chân thành và hiếu khách. Anh còn là một người rất khiêm tốn: Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh đã đề nghị giới thiệu người khác vì cảm thấy họ xứng đáng hơn.

Người hoạ sĩ: Là một người hoạ sĩ tâm huyết với nghề, người nghệ sĩ chân chính. Cả đời tìm kiếm cái đẹp, khao khát truyền tải "tấm lòng của người hoạ sĩ" vào sáng tác của mình. Khi bắt gặp anh thanh niên, ông biết đó là cơ hội, thử thách của mình.

Cô kĩ sư trẻ: Vừa mới đỗ kĩ sư, đi nhận việc ở Ti nông nghiệp Lai Châu. Băn khoăn về cuộc đời, chưa tìm được hướng đi cho mình. Sau khi gặp anh thanh niên, cô thấy mình "bàng hoàng": hiểu về cuộc sống, thế giới của anh thanh niên, cũng như "con đường cô đang đi tới". Là một người yêu nghề, đã sống với nghề được "ba mươi hai năm", từ "trước cách mạng tháng Tám". Là một con người chân thành, cởi mở, cầu nối của người thanh niên tới mọi người.

Tham khảo

Xem thêm

Tags:

Cốt truyện Lặng Lẽ Sa PaTóm tắt nhân vật Lặng Lẽ Sa PaLặng Lẽ Sa Pa1970Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)Chủ nghĩa xã hộiMiền Bắc (Việt Nam)Nguyễn Thành Long (nhà văn)Nhà vănTác phẩm văn học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mậu binhGiải vô địch bóng đá thế giớiVĩnh PhúcCộng hòa Nam PhiHãng hàng không Quốc gia Việt NamManchester City F.C.Tết Nguyên ĐánMai ShiraishiDragon Ball – 7 viên ngọc rồngThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Đình ThiVinh quang trong thù hậnThổ Nhĩ KỳMặt TrờiNgân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh VượngChủ nghĩa xã hộiBình ĐịnhPhân cấp hành chính Việt NamTháp EiffelAi Cập cổ đạiNguyễn Thúc Thùy TiênCục Điều tra Liên bangRừng mưa AmazonĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhHondurasHội AnVua Việt NamBắc thuộcSóc TrăngTần Thủy HoàngĐịa đạo Củ ChiVạn Lý Trường ThànhĐộng vật lưỡng cưMê KôngLý Nam ĐếChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Bảng tuần hoànSa PaChủ nghĩa cộng sảnThủ ĐứcCan thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamTriệu Lộ TưTF EntertainmentVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Hiếp dâmĐội tuyển bóng đá quốc gia Ba LanNguyễn Quang SángChiến tranh thế giới thứ haiNam quốc sơn hàGiỗ Tổ Hùng VươngLê Thị NhịKhởi nghĩa Bãi SậyOm Mani Padme HumXử Nữ (chiêm tinh)Phạm Nhật VượngVõ Thị SáuTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Thái BìnhHệ sinh tháiNinh ThuậnNgô QuyềnNhật BảnCục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)Sơn Tùng M-TPVũ khí hạt nhânHai Bà TrưngNhà NgôVincent van GoghYoo Ah-inChelsea F.C.Dương vật ngườiDấu chấmThương mại điện tửĐội tuyển bóng đá quốc gia SerbiaQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamĐinh Tiên HoàngHùng Vương🡆 More