Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba

Cuộc khủng hoảng thế kỷ thứ ba (còn gọi là loạn sứ quân hoặc khủng hoảng hoàng đế) (235-284 CN) là giai đoạn mà đế quốc La Mã gần như sụp đổ dưới áp lực từ các cuộc xâm lược, nội chiến, bệnh dịch, và suy thoái kinh tế.

Hoàng đế Alexander Severus bị ám sát năm 235, khởi đầu giai đoạn 50 năm loạn lạc khi mà các tướng lĩnh La Mã bắt đầu tự xưng đế.

Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba
Sự phân chia đế quốc vào năm 271 CN.

Trong giai đoạn từ 258-260, đế quốc bị chia thành ba nhà nước độc lập: Đế quốc Gallia, bao gồm Gaul, BritanniaHispania (một thời gian ngắn); đế quốc Palmyrene, bao gồm các tỉnh miền đông Syria Palaestina, Aegyptus; và năm giữa chúng là nhà nước La Mã chính thống. Aurelianus (270-275) thống nhất đế quốc nhưng cuộc khủng hoảng chỉ chính thức kết thúc sau khi Diocletianus lên ngôi và tiến hành cải cách vào năm 284.

Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tổ chức của đế quốc, xã hội, đời sống kinh tế và tôn giáo. Hầu hết các nhà sử học coi đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời cổ đạithời hậu cổ đại ở phương Tây.

Lịch sử Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba

Năm 235, sau khi hoàng đế Alexander Severus bị chính quân đội của mình ám sát, nhiều quân đoàn La Mã bị đánh bại trong một chiến dịch chống lại các bộ tộc người Đức vốn hay cướp phá qua biên giới, trong khi hoàng đế lại tập trung chủ yếu vào các mối nguy hiểm đến từ đế chế Sassanid của người Ba Tư. Trong khi đang đích thân chỉ huy quân đội của mình, Alexander Severus đã viện tới biện pháp ngoại giao và nộp cống trong một nỗ lực để làm yên lòng các thủ lĩnh người Đức một cách nhanh chóng. Theo Herodian, cái giá mà ông ta phải trả đó là sự tôn trọng của quân đội, những người cảm thấy rằng họ cần phải được trừng phạt các bộ tộc người Đức vì đã xâm nhập vào lãnh thổ của Roma.

Trong những năm tiếp theo sau khi vị hoàng đế này qua đời, các tướng lĩnh của quân đội La Mã đã chiến đấu với nhau để tranh đoạt kiểm soát của đế quốc và bị bỏ quên nhiệm vụ của chính họ là phải ngăn chặn các cuộc xâm lược đến từ bên ngoài. Nhiều tỉnh đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công thường xuyên đến từ các bộ lạc ngoại quốc, chẳng hạn như người Carpi, Goth, Vandal, và Alamanni, dọc theo sông Rhinesông Danube ở phía tây của đế quốc, cũng như các cuộc tấn công từ nhà Sassanid ở phía đông của đế quốc. Ngoài ra, trong năm 251, đại dịch Cyprian (có thể là bệnh đậu mùa) đã bùng phát, và nó đã gây ra tỷ lệ tử vong lớn mà có thể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phòng vệ của đế quốc.

Và vào năm 258, đế quốc La Mã đã bị tan vỡ thành ba quốc gia đối địch với nhay. Các tỉnh La Mã như Gaul, Britannia và Hispania đã tách ra và hình thành nên đế chế Gallia và hai năm sau đó vào năm 260, các tỉnh miền đông Syria, Palestine và Aegyptus trở thành Đế chế Palmyrene độc lập, để lại phần còn lại với đất Ý là trung tâm của đế quốc La Mã chính thống ở giữa.

Một cuộc xâm lược lớn của người Goth đã bị đánh bại trong trận Naissus trong năm 269. Chiến thắng này có ý nghĩa như bước ngoặt của cuộc khủng hoảng, khi một loạt các vị hoàng đế nhà binh cứng rắn và đầy nhiệt huyết lên nắm quyền. Những chiến thắng của hoàng đế Claudius II Gothicus trong hai năm tiếp theo đã đẩy lui quân Alamanni và khôi phục lại Hispania từ tay của đế chế Gallia. Khi Claudius qua đời trong năm 270 vì bệnh dịch, Aurelianus, viên tướng chỉ huy kỵ binh tại Naissus, đã lên kế vị ông làm hoàng đế và tiếp tục khôi phục lại đế quốc.

Aurelianus (270-275) đã trị vì xuyên suốt giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, ông đã đánh bại người Vandal, người Visigoth, đế chế Palmyrene, người Ba Tư, và sau đó phần còn lại của đế chế Gallia. Vào cuối năm 274, đế quốc La Mã đã được thống nhất lại thành một thực thể duy nhất, và những đội quân biên phòng đã quay trở lại tại vị trí cũ của mình.

Ảnh hưởng kinh tế Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba

Sự tan vỡ của hệ thống thương mại trong nước Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba

Gia tăng chủ nghĩa địa phương Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ Ba

Xem thêm

  • Bagaudae

Chú thích

Tham khảo

  • Hekster, O., Rome and its Empire, AD 193-284 (Edinburgh 2008) ISBN 978 0 7486 2303 7
  • Klaus-Peter Johne (ed.), Die Zeit der Soldatenkaiser (Akademie Verlag, Berlin, 2008).
  • Alaric Watson, Aurelian and the Third Century (Taylor & Francis, 2004) ISBN 0-415-30187-4
  • John F. White, Restorer of the World: The Roman Emperor Aurelian (Spellmount, 2004) ISBN 1-86227-250-6
  • H. St. L. B. Moss, The Birth of the Middle Ages (Clarendon Press, 1935, reprint Oxford University Press, January, 2000) ISBN 0-19-500260-1
  • Ferdinand Lot, End of the Ancient World and the Beginnings of the Middle Ages (Harper Torchbooks Printing, New York, 1961. First English printing by Alfred A. Knopf, Inc., 1931).

Đọc thêm

Tags:

Lịch sử Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ BaẢnh hưởng kinh tế Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ BaSự tan vỡ của hệ thống thương mại trong nước Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ BaGia tăng chủ nghĩa địa phương Khủng Hoảng Thế Kỷ Thứ BaKhủng Hoảng Thế Kỷ Thứ BaAlexander SeverusSuy thoái kinh tếĐế quốc La Mã

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thế hệ ZBộ Công an (Việt Nam)Bến Nhà RồngUEFA Champions LeagueDoraemonTrần Tinh HúcAi là triệu phúVận động (triết học Marx - Lenin)Phong trào Thơ mới (Việt Nam)NướcHoàng thành Thăng LongĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhVương Đình HuệĐội tuyển bóng đá quốc gia PhápTrần Nhân TôngThành Cổ LoaNhà giả kim (tiểu thuyết)Adolf HitlerÔng già và biển cảHội Việt Nam Cách mạng Thanh niênNgô Thanh VânVăn hóa Việt NamTiền GiangSa PaSố nguyên tốNguyễn Bỉnh KhiêmPhilippinesCần ThơCleopatra VIILitvaTrương Thị MaiTrận Bạch Đằng (938)Võ Chí CôngMã Vân (thương nhân)Châu ÁChị chị em em 2Tên gọi Việt NamRamadanChú đại biPhan Văn GiangĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhRừng mưa nhiệt đớiLời kêu gọi toàn quốc kháng chiếnLiên bang Đông DươngThành Cát Tư HãnĐộng lượngGiá trị thặng dưBình ĐịnhAnh hùng dân tộc Việt NamYour Name – Tên cậu là gì?Danh sách di sản thế giới tại Việt NamDavid (Michelangelo)Cuộc chiến thượng lưuDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPThỏ bảy màuChiến cục Đông Xuân 1953–1954Chùa Một CộtHuếPhilippe TroussierLễ Phục SinhBảo Bình (chiêm tinh)Hòa ước Nhâm Tuất (1862)Tam giác BermudaUkrainaLưu Quang VũTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Trương ĐịnhKhải ĐịnhChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHà LanĐội tuyển bóng đá quốc gia EstoniaTriệu Lộ TưTrần Sỹ Thanh27 tháng 3LuxembourgChiến dịch Tây NguyênDĩ AnCà Mau🡆 More