Họ Tí Lợi

Họ Tí lợi (danh pháp khoa học: Stylidiaceae) là một họ thực vật hạt kín thuộc bộ Asterales.

Nó chứa 6 chi với khoảng 245 loài, phần lớn trong số đó là đặc hữu của AustraliaNew Zealand, mặc dù có sự phân bố rải rác tại Đông Nam Á tới New Zealand, và tại miền nam Nam Mỹ. Các loài trong họ Stylidiaceae thông thường là cây thân thảo giống như cỏ hay cây bụi nhỏ và có thể sống lâu năm hay một năm. Phần lớn là mọc tự do hay tự hỗ trợ, mặc dù có một vài loài là dây leo hay bò lan (như Stylidium scandens sử dụng các đầu ngọn lá uốn cong thành móc để leo).

Họ Tí lợi
Họ Tí Lợi
Stylidium amoenum
Phân loại Họ Tí Lợi khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Stylidiaceae
R.Br., 1810
Chi điển hình
Stylidium
Sw. ex Willd., 1805
Các chi
Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
Candolleaceae F.Muell.

Các cơ chế thụ phấn của StylidiumLevenhookia là độc đáo duy nhất và chuyên biệt hóa cao. Ở Stylidium thì trụ hoa bao gồm các nhị và vòi nhụy hợp sinh bật mạnh từ một bên (thường là dưới hoa) khi bị kích thích, làm lắng đọng phấn hoa vào con côn trùng tới thăm. Tuy nhiên, ở Levenhookia thì trụ hoa là bất động, nhưng phần cuối của môi dưới thì bị kích thích và làm rụng phấn hoa.

Sự đa dạng hóa của phân họ Stylioideae có niên đại khoảng 39 triệu năm trước.

Năm 1981, người ta mới chỉ biết khoảng 155 loài trong họ này. Số lượng thông báo năm 2002 là như sau: Forstera - 5, Levenhookia - 10, Oreostylidium - 1, Phyllachne - 4, Stylidium - 221. Các con số này, đặc biệt là đối với chi Stylidium, là thay đổi nhanh chóng do các loài mới luôn được miêu tả.

Phân loại Họ Tí Lợi

Chi Donatia với khoảng 2 loài đôi khi được gộp trong họ Stylidiaceae trong phân họ đơn chi là Donatioideae. Hệ thống APG II năm 2003 khuyến cáo gộp nó trong họ Stylidiaceae nhưng cho phép tách ra thành họ Donatiaceae (mặc dù khác nhau chủ yếu ở cấu trúc hoa, với đối xứng tỏa tia, cánh hoa và nhị hoa tự do ở Donatia và đối xứng hai bên, cánh hoa hợp, nhị và nhụy hợp thành trụ hoa ở các chi kia), tuy nhiên, tới khi hệ thống APG III được công bố năm 2009 thì tùy chọn này bị bãi bỏ. Các phân tích phân tử và phát sinh chủng loài cho thấy Donatia là nhóm chị-em với Stylidiaceae nghĩa hẹp và vì thế việc đặt nó (Donatia) trong họ của chính nó cũng được một vài tác giả khuyến cáo. Việc gộp Donatia vào trong Stylidiaceae có thể gây nguy hiểm cho địa vị của nó như là một nhóm đơn ngành.

Donatioideae và Stylidioideae được Johannes Mildbraed miêu tả trong chuyên khảo phân loại học của ông năm 1908 về họ này. Các phân họ được tạo ra để phân biệt các khác biệt giữa 5 chi điển hình của Stylidiaceae với chi Donatia, được Mildbraed đặt trong Donatioideae. Phân loại Họ Tí Lợi theo phân họ như thế thể hiện sự không chắc chắn phân loại học của chi Donatia, mà đôi khi vẫn được đặt trong họ của chính nó là Donatiaceae, hay thậm chí là trong họ khác, như Saxifragaceae.

Phân loại Họ Tí Lợi của Mildbraed cũng đưa ra 2 tông: Phyllachneae (bao gồm ForsteraPhyllachne) và Stylidieae (bao gồm Levenhookia, OreostylidiumStylidium). Mức độ phân loại liên loài như thế không được sử dụng trong nghiên cứu gần đây, nhưng các kiểu gộp nhóm thì vẫn được các dữ liệu phân tử hỗ trợ, cho rằng ForsteraPhyllachne có quan hệ gần gũi với nhau nhưng khác biệt với 3 chi còn lại.

Hệ thống APG III đặt Stylidiaceae (trong APG II là Stylidiaceae và Donatiaceae) trong bộ Asterales. Hệ thống Cronquist đặt cả hai họ trong bộ Campanulales. Các hệ thống Takhtadjan và Reveal đặt cả hai họ trong bộ Stylidiales. Hệ thống Dahlgren sử dụng cùng một bộ Stylidiales, nhưng không có họ Donatiaceae. Hệ thống Thorne năm 1992 chuyển họ Stylidiaceae vào bộ Saxifragales.

Hai phân họ trong phân loại của APG III như sau:

  • Donatioideae B. Chandler: Đồng nghĩa Donatiaceae B. Chandler
    • Donatia: 2 loài. Phân bố tại New Zealand, Tasmania, miền nam Nam Mỹ.
  • Stylidioideae: 5 chi với khoảng 240 loài. Chi đa dạng nhất là Stylidium (220 loài). Chủ yếu tại Australia, nhưng rải rác tại khu vực miền trung nước này, cũng có ở Đông Nam Á, Malesia, New Zealand và miền nam Nam Mỹ. Tại Việt Nam có 3 loài thuộc chi Stylidium (S. kunthii, S. tenellum, S. uliginosum) với tên gọi chung là tí lợi, ti líp, hoa trụ thảo.

Phát sinh chủng loài Họ Tí Lợi

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Lundberg và Bremer (2003), với sự bổ sung theo Wagstaff và Wege (2002)

Stylidiaceae 

Donatia

Stylidium

Oreostylidium

Levenhookia

Forstera

Phyllachne

Ghi chú

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Họ Tí LợiPhát sinh chủng loài Họ Tí LợiHọ Tí LợiBộ CúcDanh phápNew ZealandThực vật có hoaÚc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Văn LongTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCTiền GiangLương CườngTom và JerryNguyệt thựcPhan Bội ChâuĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhChelsea F.C.One PieceThủ dâmĐịnh luật OhmĐồng ThápVĩnh PhúcHồng KôngXVideosGiải bóng rổ Nhà nghề MỹMê KôngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamTập đoàn VingroupMèoLê Minh HưngGia KhánhNhà bà NữSơn LaH'MôngIranĐồng NaiBDSMQuần thể danh thắng Tràng AnMassage kích dụcMặt TrờiBánh mì Việt NamCông (vật lý học)Hương TràmĐứcHồ Mẫu NgoạtBố già (phim 2021)Tiếng Trung QuốcBảy mối tội đầuBitcoinThuận TrịChuyện người con gái Nam XươngĐảng Cộng sản Việt NamInter MilanChiến dịch Linebacker IIVăn Miếu – Quốc Tử GiámTô Vĩnh DiệnKiên GiangChu vi hình trònKhổng TửNguyễn Đắc VinhAldehydeThời bao cấpDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Đỗ MườiDòng điệnLê Đức AnhBà Rịa – Vũng TàuGấu trúc lớnĐịa đạo Củ ChiKitô giáoChủ nghĩa cộng sảnBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamTôn giáoCampuchiaCác ngày lễ ở Việt NamĐại Việt sử ký toàn thưThụy SĩHồ Quý LyPhởCộng hòa Nam PhiMông CổGMMTVTrần Quốc ToảnNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcNguyễn Cao Kỳ🡆 More