Đá Ga Ven

Đá Ga Ven (tiếng Anh: gọi chung đá Gaven và đá Lạc là Gaven Reefs; tiếng Trung: 南薰礁, pinyin: Nánxūn Jiāo, Hán-Việt: Nam Huân tiêu) là một rạn san hô (đá) thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, nằm vế phía tây bắc đá Lạc khoảng 2,5 hải lý và nằm về phía tây của đảo Nam Yết với khoảng cách là 8,5 hải lý.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Ga Ven
Đá Ga Ven
Đá Ga Ven
Địa lý
Vị trí của đá Ga Ven
Vị trí của đá Ga Ven
Ga Ven
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°12′26″B 114°13′23″Đ / 10,20722°B 114,22306°Đ / 10.20722; 114.22306 (đá Ga Ven)
Diện tích0.14 km2 (đất bồi đắp)
Quản lý
Quốc gia quản lýĐá Ga Ven Trung Quốc
TỉnhHải Nam
Thành phốTam Sa
TrấnNam Sa
Tranh chấp giữa
Quốc giaĐá Ga Ven Đài Loan

Quốc gia

Đá Ga Ven Philippines

Quốc gia

Đá Ga Ven Trung Quốc

Quốc gia

Đá Ga Ven Việt Nam

Đá Ga Ven (10°12′26″B 114°13′23″Đ / 10,20722°B 114,22306°Đ / 10.20722; 114.22306) là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Đài LoanTrung Quốc. Trung Quốc kiểm soát đá Ga Ven từ năm 1988. Sau đó, Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo từ năm 2014 đến nay.

Đặc điểm Đá Ga Ven

Đá Ga Ven và đá Lạc là hai rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp). Trên đá Ga Ven có một dải cát cao 2 m. Diện tích của đá Ga Ven là khoảng 86 ha.

Lịch sử Đá Ga Ven

Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Trung Quốc đưa quân lên chiếm đóng đá Ga Ven.

Khoảng những năm 1988-1995, Trung Quốc mới chỉ xây được một cấu trúc công trình nhỏ dạng nhà nổi trên mực nước thủy triều, ở phía đông bắc bãi đá ngầm

Việc xây dựng đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Ga Ven chỉ được bắt đầu đầu năm 2014, nhưng tới ngày 7 tháng 8 năm 2014, không ảnh chụp được đã cho thấy một hòn đảo nhân tạo quy mô lớn đã hình thành kéo dài phần đuôi về hướng đông nam. Đến ngày 30 tháng 1 năm 2015, một con đê chắn sóng làm thành đường đắp cao nối phần đảo lớn ở trung tâm bãi ngầm với cấu trúc công trình cũ thời kỳ 1988 và một bãi đáp trực thăng mới xây bên cạnh cấu trúc cũ này. Các công trình xây dựng mới trên đảo nhân tạo ở Ga Ven có cùng một mẫu thiết kế điển hình như các công trình ở đá Tư Nghĩa (Hughes Reef): bao gồm một tòa nhà chính hình vuông bên cạch các cấu trúc có dạng giống như tháp chống máy bay hay mái che radar.

Năm 2018, sau khi Trung Quốc hoàn thành quá trình bồi đắp đảo hoàn toàn nhân tạo trên đá Ga Ven, thì diện tích đảo nhân tạo này lên tới khoảng 0,14 km².

Tham khảo

Hình ảnh Đá Ga Ven

Đá Ga Ven 
đảo Ba Bình
bãi Bàn Than
đảo Sơn Ca
đá Núi Thị
đá Én Đất
đảo Nam Yết
đá Lạc
đá Ga Ven

Vị trí tương quan đá Ga Ven và đá Lạc (nguồn: NASA).
Tài liệu hàng hải quốc tế gọi khu vực rạn san hô vòng dạng hở này là
Tizard Bank.

Tags:

Đặc điểm Đá Ga VenLịch sử Đá Ga VenHình ảnh Đá Ga VenĐá Ga VenBính âm Hán ngữCụm Nam YếtNam YếtPhiên âm Hán-ViệtQuần đảo Trường SaRạn san hôTiếng AnhTiếng Trung giản thểÁm tiêuĐá Lạc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamXXXĐạo giáoNguyễn Cao KỳBlackpinkThomas EdisonDoraemon (nhân vật)Trần Văn RónNgười Thái (Việt Nam)Động vậtDanh sách nhân vật trong DoraemonLệnh Ý Hoàng quý phiTố HữuĐịa lý châu ÁNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònFansipanDanh sách Tổng thống Hoa KỳNguyễn Đình ThiAi CậpTitanic (phim 1997)FacebookSự kiện Tết Mậu ThânA.S. RomaNguyễn Quang SángAldehydeNguyễn Thị Kim NgânBảo Anh (ca sĩ)Tô LâmHiệp định Genève 1954Tài nguyên thiên nhiênQuốc gia Việt NamDanh sách thành viên của SNH48Bình ThuậnLý HảiKu Klux KlanLịch sử Việt NamSinh sản vô tínhNicolas JacksonKon TumCông an thành phố Hải PhòngCậu bé mất tíchKhí hậu Việt NamNguyễn Đắc VinhQuy tắc chia hếtSeventeen (nhóm nhạc)Gốm Bát TràngSân bay quốc tế Long ThànhKhí hậu Châu Nam CựcBình PhướcKim Ngưu (chiêm tinh)Loạn luânQuảng BìnhNho giáoTrần Hưng ĐạoGiê-suViệt NamNam BộMinh Thành TổNam quốc sơn hàDương Văn Thái (chính khách)Quân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamChiến tranh thế giới thứ nhấtFutsalSơn Tùng M-TPUng ChínhSông HồngQuảng NgãiChâu Vũ ĐồngNúi lửaAlcoholQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamCúp FASao KimĐô la MỹNhà TốngBùi Văn CườngPhạm Minh ChínhNgô Đình DiệmChùa Một Cột🡆 More