Dedumose Ii

Djedneferre Dedumose II là một vị pharaon bản địa của Ai Cập cổ đại trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.

Theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt và Darrell Baker, ông là một vị vua thuộc vương triều thứ 16Thebes. Ngoài ra, Jürgen von Beckerath, Thomas Schneider và Detlef Franke lại xem ông như là một vị vua thuộc vương triều thứ 13.

Vấn đề niên đại Dedumose Ii

Williams và những người khác coi Dedumose là vị vua cuối cùng thuộc vương triều thứ 13 của Ai Cập. Niên đại chính xác dành cho Dedumose chưa được biết rõ, nhưng theo bảng niên đại Ai Cập thường được công nhận thì triều đại của ông có lẽ đã kết thúc vào khoảng năm 1690 TCN.

Chứng thực Dedumose Ii

Dedumose Ii 
Bức ảnh chụp con dấu bọ hung của Djedneferre, có thể là Dedumose II

Djedneferre Dedumose II được biết đến từ một tấm bia đá có nguồn gốc từ Gebelein, ngày nay nằm tại bảo tàng Cairo (CG 20533). Trên tấm bia đá này Dedumose tuyên bố là đã được tôn lên làm vua, điều này có thể ngụ ý rằng ông là một người con trai của Dedumose I, mặc dù vậy lời phát biểu này cũng có thể chỉ là một dạng tuyên truyền. Giọng điệu hùng dũng của tấm bia đá này có thể phản ánh tình trạng chiến tranh liên miên không ngớt vào những năm cuối cùng của vương triều thứ 16, khi mà người Hyksos xâm lược những vùng đất của nó:

Ludwig Morenz tin rằng đoạn trích phía trên của tấm bia đá này, đặc biệt là "người được tôn lên làm vua", có thể chứng thực cho ý tưởng gây tranh cãi của Eduard Meyer rằng một số vị pharaon nhất định đã được bầu chọn.

Là Timaios của Josephus Dedumose Ii

Dedumose thường được gán ghép với Timaios vị vua được sử gia Josephus đề cập tới– ông ta đã trích dẫn từ Manetho – rằng dưới triều đại của ông, một đạo quân xâm lược tới từ châu Á đã chinh phục đất nước mà không cần phải giao chiến.
Cụm từ mở đầu trong đoạn trích dẫn của Josephus đối với tác phẩm của Manetho του Τιμαιος ονομα dường như có phần không đúng về mặt ngữ pháp và theo A. von Gutschmid, các từ tiếng Hy Lạp του Τιμαιος ([mạo từ mạn định sở hữu cách] Timaios [danh cách]) thường được kết hợp thành tên gọi dự kiến Τουτιμαιος (Tutimaios), điều này được dựa trên lập luận khó hiểu của von Gutschmid rằng nó nghe giống như là Tutmes tức Thutmose. Điều này đã ảnh hưởng đến cách chuyển ngữ của tên gọi Dedumose như là Dudimose để nhằm làm tăng thêm sự tương đồng thế nhưng cách chuyển ngữ này lại không được chứng minh là đúng theo như cách đánh vần các chữ tượng hình của tên gọi này.

Tham khảo

Tags:

Vấn đề niên đại Dedumose IiChứng thực Dedumose IiLà Timaios của Josephus Dedumose IiDedumose IiAi Cập cổ đạiKim RyholtThebes, Ai CậpThời kỳ Chuyển tiếp thứ HaiVương triều thứ Mười Ba của Ai CậpVương triều thứ Mười Sáu của Ai Cập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCHải DươngKế hoàng hậuDark webPhạm Phương Thảo (ca sĩ)Quảng NinhChatGPTTrần Nhân TôngZEROBASEONEBùi Quang ThậnBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAThành cổ Quảng TrịThiên thần sa ngãHứa Quang HánPussyVõ Văn HoanÚcKamen RiderHentaiViệt MinhChiến tranh thế giới thứ nhấtLịch sử Chăm PaTwitterXì dáchNgô Đình DiệmNguyễn Hữu ThọPhạm Xuân ẨnLã Bất ViTiền Học SâmCác nước thành viên Liên minh châu ÂuQuần đảo Hoàng SaCan ChiHuếQuốc gia Việt NamLạc Long QuânNgô Quang TrưởngĐại hội Thể thao Đông Nam Á 2025Trận Trân Châu CảngNATOTây du ký (phim truyền hình 1986)Adolf HitlerNguyễn Tân CươngNguyễn Cao Kỳ DuyênKinh Dương VươngYên NhậtVũ khí hạt nhânParis Saint-Germain F.C.Tiếng ViệtTứ diệu đếQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamHoàng Cấn DuĐịa lý Việt NamLật mặt (phim)Kim Bình MaiKhải ĐịnhCarles PuigdemontCác vị trí trong bóng đáLý Chiêu HoàngCao Bá QuátSố nguyênGiải vô địch bóng đá thế giới 2022La LigaHarry KanePhilippines29 tháng 4Sinh sản vô tínhChâu Đại DươngSong Tử (chiêm tinh)Bà Rịa – Vũng TàuChính phủ Việt NamBảo ĐạiTây NguyênRadio France InternationaleNgã ba Đồng LộcLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳYVõ Văn ThưởngNguyễn Xuân Phúc🡆 More