Cùng Nhau Đi Hồng Binh

Cùng nhau đi Hồng binh là một bài hát theo điệu March được sáng tác năm 1930 của nhạc sĩ Đinh Nhu, được coi là bài hát đầu tiên của nhạc đỏ Việt Nam.

"Cùng nhau đi Hồng binh"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1930
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácĐinh Nhu

Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng ca khúc này là ca khúc mở đầu của tân nhạc (nếu không tính bài Dạ cổ hoài lang còn mang âm hưởng ngũ cung của nhạc cổ, sáng tác trước đó).

Lịch sử Cùng Nhau Đi Hồng Binh

Sáng tác

Tác giả Đinh Nhu sáng tác bài hát này khi chưa đầy 20 tuổi. Ông vốn không phải là nhạc sĩ, mà chỉ là một thanh niên tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp. Cuối năm 1929, ông bị đế quốc Pháp bắt giam ở Hỏa Lò và kết án tù chung thân đày đi Côn Đảo. Năm 1930, tại Hỏa Lò, Đinh Nhu mang số tù 10549. Được sự gợi ý của các anh em trong tù, Đinh Nhu đã sáng tác bài hành khúc Hồng quân ca bằng cây sáo trúc ở ngoài chuyển vào. Bài hát sau này có tên gọi là Cùng nhau đi Hồng binh, được anh em tù hát khắp các nhà lao Bắc, Trung, Nam trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và trở thành một bài ca phổ biến khắp cả nước.

Phổ biến

Khi bị đưa đi đến các nhà tù Côn Đảo hay Nghĩa Lộ, nhạc sĩ đều tranh thủ phổ biến bài hát này cho các anh em trong tù. Theo Nguyên Hồng, năm 1937 ông đã thấy Đinh Nhu dạy hát bài "Cùng nhau đi Hồng binh" cho các thanh niên trên một góc xếp ở phố Cát Dài. Năm 1939, Đinh Nhu còn hướng dẫn một số người trong Đề lao Hải Phòng hát ca khúc này.

Tuy được sáng tác năm 1930 nhưng bài hát chỉ thực sự lan truyền phổ biến trong quần chúng vào năm 1945, khi phong trào kháng Nhật, chống Pháp lên cao, dẫn đến Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhiều bài khác như Cờ Việt Minh (Vương Gia Khương), Tiếng gọi Thanh niênLên đàng (Lưu Hữu Phước), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Tiến quân ca (Văn Cao), Cùng nhau đi Hồng binh đã được hát ở nhiều nơi, tại các cuộc biểu tình, mít tinh trong giai đoạn cách mạng đó.

Bài hát này được đưa vào một đoạn tổ khúc giao hưởng Hồi tưởng của nhạc sĩ Hoàng Vân. Trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyên Hồng, nhà văn cũng có lồng nội dung của bài hát vào trong các tác phẩm của ông.

Lời bài hát Cùng Nhau Đi Hồng Binh

Cùng nhau đi Hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh.

Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng.

Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui.

Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng.

Chú thích

Tags:

Lịch sử Cùng Nhau Đi Hồng BinhLời bài hát Cùng Nhau Đi Hồng BinhCùng Nhau Đi Hồng Binh1930Hành khúcNhạc đỏĐinh Nhu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Địa lý Việt NamĐảng Cộng sản Việt NamTư tưởng Hồ Chí MinhĐêm đầy saoCờ vuaThời gianĐường Trường SơnLiên XôDanh sách đảo lớn nhất Việt NamNgườiCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamChí PhèoChiếc thuyền ngoài xaPhú YênDanh sách quốc gia theo diện tíchDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhDanh sách nhà máy điện tại Việt NamTriệu Lệ DĩnhRTrần Thủ ĐộPhố cổ Hội AnBruno FernandesPhim khiêu dâmTừ Hán-ViệtThái LanKinh Dương vươngNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhHổĐiêu khắcTrần Quốc ToảnĐông Nam BộVĩnh PhúcQuả bóng vàng châu ÂuHình bình hànhLưu BịMinh Thái TổThái NguyênNhà TốngPhan Văn MãiVladimir Vladimirovich PutinNguyễn Nhật ÁnhEl NiñoĐinh La ThăngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIAngolaBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTháp EiffelVụ án Lệ Chi viênĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamNgày AnzacThuận TrịCampuchiaÂm đạoMinh MạngNhà giả kim (tiểu thuyết)Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCLong châu truyền kỳTài xỉuTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCCầu vồngMikami YuaSerie ATình yêuĐịa lý châu ÁChiến tranh thế giới thứ haiThuật toánNguyễn Công PhượngLương CườngVirusThành nhà HồHợp sốHệ Mặt TrờiTom và JerryHarry PotterBảo ĐạiNguyễn Ngọc Tư🡆 More