Chùa Dơi: Chùa thuộc tỉnh Sóc Trăng

Chùa Dơi là một ngôi chùa có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Campuchia tại tỉnh Sóc Trăng.

Chùa còn có tên là Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên.

Chùa Dơi
Wathserâytêchô – Mahatup
(Vatta Sirī Tejo - Mahādupa)
វត្តសិរីតេជោ មហាទុប
Chùa Dơi: Vị trí, Lịch sử, Kiến trúc
Cổng chính vào chùa
Tên tựChùa Mã Tộc
Vị trí Chùa Dơi
Toạ độ9°34′45″B 105°58′19″Đ / 9,5790718°B 105,9718999°Đ / 9.5790718; 105.9718999
Quốc giaChùa Dơi: Vị trí, Lịch sử, Kiến trúc Việt Nam
Địa chỉĐường Văn Ngọc Chính, khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiPhật giáo Nam tông Khmer
Tôn kínhPhật Thích Ca
Khởi lập1569
Người sáng lậpThạch Út
Di tích quốc gia
Phân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận12 tháng 2 năm 1999 (1999-02-12)
Quyết địnhSố 05/1999/QĐ-BVHTT
Chùa Dơi: Vị trí, Lịch sử, Kiến trúc Cổng thông tin Phật giáo

Vị trí Chùa Dơi

Chùa Dơi tọa lạc trên đường Văn Ngọc Chính, khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 2 km.

Lịch sử Chùa Dơi

Tên chùa

Chùa Dơi có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup, người Kinh và người Hoa đọc chạy từ Mahatup thành “Mã Tộc” nên Chùa còn có tên là Chùa Mã Tộc.

Chùa Dơi là do ở xung quanh chùa có một cánh rừng với chủ yếu là các cây sao và dầu, trong đó có hàng vạn con dơi đang sinh sống; cứ chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.

Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ to con, trọng lượng từ 1 – 1,5 kg với sải cánh rộng đến 1,5 m, chúng có 2 màu vàng – đen trông bắt mắt. Tuy là loài động vật ăn hoa quả nhưng đàn dơi này không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa, mà thường bay đi xa để kiếm ăn.

Lịch sử Chùa Dơi hình thành

Chùa Dơi được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 450 năm do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ, lợp lá dừa nước. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần.

Năm 1960, chùa sửa chữa lớn ở chánh điện bằng vật liệu kiên cố.

Ngày 12 tháng 2 năm 1999, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) ban hành Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT xếp hạng Chùa Dơi là Di tích Kiến trúc Chùa Dơi – Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Đến năm 2008, Chùa Dơi bị cháy ngôi chánh điện.

Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ.

Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi được đưa vào hoạt động, nằm phía đối diện cổng chùa, có bãi đậu xe rộng rãi, và các dịch vụ tiện ích khác như nhà hàng chùa Dơi, xe điện,...

Kiến trúc Chùa Dơi

Quần thể kiến trúc chùa Dơi nằm lọt thỏm trong một khuôn viên rộng 4 ha. Tổng thể kiến trúc này bao gồm các công trình: ngôi chánh điện, sala, nhà hội, phòng ở của các sư thầy, tháp để tro người chết, phòng khách.

Chùa Dơi có kiến trúc Khmer cổ, chánh điện được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực,...

Mái của tòa chánh điện có chiều dài gần 21 m, chiều rộng hơn 11 m, được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1 m, nổi bật với kết cấu gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau.

Phía bên trong chánh điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.

Phía bên ngoài chánh điện chùa có một khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Còn có nhiều bảo tháp chứa di hài các sư trụ trì chùa và nhà hội Sa La với kiến trúc kiểu nhà rông, làm nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi,...

Phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng).

Lễ hội đặc sắc nhất ở đây là ngày lễ Kathina, được tổ chức bắt đầu từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch.

Hình ảnh Chùa Dơi

Tham khảo

Tags:

Vị trí Chùa DơiLịch sử Chùa DơiKiến trúc Chùa DơiHình ảnh Chùa DơiChùa DơiSóc TrăngTiếng KhmerVăn hóa CampuchiaVăn hóa Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Landmark 81Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Khánh HảiHương TràmNguyễn Bỉnh KhiêmKinh tế Trung QuốcDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamPhim khiêu dâmHàn TínSinh sản hữu tínhGoogleDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhTam ThểNguyễn Văn Thắng (chính khách)AngolaVăn hóaMèoVũ Thanh ChươngMichael JacksonH'MôngĐồng ThápKhối lượng riêngCần ThơLe SserafimHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamLương Tam QuangCarlo AncelottiTừ Hán-ViệtLong châu truyền kỳVườn quốc gia Cát TiênManchester City F.C.Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtPhan Đình TrạcLụtĐất rừng phương NamSa PaGia LaiJude BellinghamCampuchiaPhùng Hữu PhúKhởi nghĩa Yên ThếHàn QuốcĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia UzbekistanHọc viện Kỹ thuật Quân sựChiến dịch Tây NguyênCông an thành phố Hải PhòngBậc dinh dưỡngDanh sách biện pháp tu từBộ Công an (Việt Nam)Chính phủ Việt NamNicolas JacksonVladimir Vladimirovich PutinTrần Sỹ ThanhEADS CASA C-295Rừng mưa AmazonTứ bất tửLương CườngBiển xe cơ giới Việt NamAnhBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhYouTubeNgaXuân DiệuSự kiện Tết Mậu ThânGMMTVGoogle MapsMã QRNguyễn Đắc VinhMặt trận Tổ quốc Việt NamBà TriệuVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtCan ChiTrần Hải QuânSự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơNhư Ý truyệnTô Ân XôNguyễn Tri Phương🡆 More