Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Những vụ thảm sát (hay xử bắn hàng loạt, thanh lọc chính trị) đã xảy ra tại một số quốc gia vào thế kỷ 20 và 21 theo chế độ Cộng sản.

Các vụ thảm sát này chủ yếu là những cuộc chiến nhằm loại bỏ đối thủ chính trị, hoặc để giành chính quyền cai trị một đất nước, hoặc để chống lại quân xâm lược nước ngoài, hoặc để chống những cuộc nổi loạnly khai. Một số học giả cho rằng những hoàn cảnh khách quan (như chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc), đôi khi có cả những sai lầm trong quan điểm và chính sách của các nhà nước cộng sản là nguyên nhân dẫn đến những vụ việc mà họ gọi là "thảm sát" (democide), "thanh trừng chính trị" (politicide), "thanh trừng giai cấp" (classicide), hay diệt chủng (genocide).

Định nghĩa Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Các quốc gia theo chế độ cộng sản năm 1979–83, giai đoạn mà số lượng quốc gia cộng sản đạt mức cao nhất, tuy sau này đã bị suy thoái.

Các quốc gia theo chế độ cộng sản trong lịch sử là những quốc gia được định nghĩa đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa theo các quan điểm chính trị của Karl MarxLenin (chủ nghĩa Marx-Lenin), Stalin (chủ nghĩa Stalin) hay Mao Trạch Đông (chủ nghĩa Mao).

Những vụ giết người có chủ đích mà không phải do chiến tranh dưới chế độ cộng sản đã được ghi nhận lại. Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả những vụ giết người trên, cụ thể bao gồm:

  • Diệt chủng (Genocide)
  • Thanh trừng chính trị (Politicide)
  • Giết người thảm sát (Democide)
  • Tội ác chống lại nhân loại (Crime against humanity)
  • Thanh trừng giai cấp (Classicide)
  • Khủng bố (Terror)
  • Giết người hàng loạt (Mass killings)
  • Communist Holocaust hay Red Holocaust — nôm na có nghĩa là "Thảm họa Cộng sản", lấy cảm hứng từ Holocaust — vụ tàn sát người Do Thái trên lãnh thổ Phát xít Đức

So sánh với chế độ tư bản Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Nhà sử học gốc Do Thái Daniel Goldhagen kết luận rằng chế độ cộng sản thế kỷ 20 "đã giết hại nhiều người hơn bất cứ chế độ nào khác". Các học giả chống chủ nghĩa cộng sản như Steven Rosefielde, Benjamin Valentino và R.J. Rummel cũng có những kết luận tương tự. Rosefielde khẳng định rằng "Thảm họa Cộng sản" (Red Holocaust) đã gây ra cái chết cho nhiều người như Holocaust (cuộc tàn sát người Do Thái trên lãnh thổ phát xít Đức) và Tội ác chiến tranh Nhật Bản gây nên tại châu Á.

Tuy nhiên, có những họ giả khác cho rằng số người chết gây ra bởi những nhà nước cộng sản không đáng kể nếu so với những nhà nước tư bản. Trong cuốn sách Le Livre noir du capitalisme (Sách đen về Chủ nghĩa tư bản), một phụ lục đã thống kê số người chết trong thế kỷ 20 do hệ thống tư bản gây nên. Danh sách bao gồm cả những người chết trong hoặc ngoài chiến tranh, bao gồm khoảng 58 triệu người chết trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, cộng với số người thiệt mạng bởi các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa khác nhau, các cuộc chiến tranh chống cộng và các cuộc đàn áp, xung đột dân tộc, và một số nạn nhân của các nạn đói. Từ đó tác giả tính toán rằng tổng cộng đã có khoảng 100 triệu người chết do chủ nghĩa tư bản chỉ riêng trong thế kỷ 20.

Liên Xô (1922–1991) Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Biển tưởng nhớ 40.000 người bị xử bắn tại Moskva, Nga trong những năm chiến tranh thời Liên bang Xô Viết. Biển được dựng năm 1990.

Sau khi Liên Xô giải thể, bằng chứng từ các tài liệu lưu trữ của Liên Xô đã trở thành có sẵn, có chứa các hồ sơ chính thức của việc thực hiện khoảng 700.000 tù nhân dưới thời Stalin do phạm tội chính trị hay hình sự, khoảng 1,7 triệu người chết vì ốm bệnh trong trại cải tạo lao động của Liên Xô (gulag) và 390.000 tử vong do bệnh tật trong quá trình tái định cư bắt buộc kulak - cho tổng số khoảng 2,7 người chết chính thức được ghi lại, trong đó gần 1/3 là những cái chết do nguyên nhân cố ý


Tổng thống Nga Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10 năm 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Đàn áp Chính trị", phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza đưa tin: "Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị là có thể chấp nhận được.

Adam Jones, học giả diệt chủng học cho rằng "có rất ít tài liệu ghi chép về việc thanh trừng trong giai đoạn 1917 khi những người đảng Bolshevik Liên Xô lên nắm quyền".

Khủng bố Đỏ

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Bích chương tuyên truyền chống cộng tại Ba Lan trong cuộc chiến tranh Ba Lan—Nga những năm 1920. Tiêu đề lớn viết: "Tự do kiểu Bolshevik".

Trong thời gian nội chiến Nga, hai bên tung chiến dịch chống khủng bố để chống lại đối phương (Hồng quân và Bạch vệ). Các khủng bố đỏ lên đến đỉnh điểm trong việc xử bắn tổng cộng hàng chục ngàn gián điệp bởi cảnh sát chính trị, các Cheka. Nhiều nạn nhân bị cáo buộc đã trở thành "tay sai của tư sản", bị vây bắt và một phần đã bị xử bắn do các cáo buộc hoạt động phản cách mạng. Nhiều người bị giết chết trong các vụ nổi loạn vũ trang, chẳng hạn như các cuộc nổi dậy Kronstadt và cuộc nổi dậy Tambov. Giáo sư Donald Rayfield phát biểu rằng "chỉ riêng sự đàn áp các cuộc nổi loạn tiếp theo tại Kronstadt và Tambov dẫn đến hàng chục ngàn người bị hành quyết". Một số lượng lớn các giáo sĩ Chính thống giáo cũng bị giết.

Các chính sách bài trừ người Cossack (decossackization) là nỗ lực của lãnh đạo Xô viết để "loại bỏ, tiêu diệt, và trục xuất toàn bộ các dân tộc chống đối khỏi lãnh thổ", theo Nicolas Werth. Trong những tháng đầu năm 1919, khoảng 10.000 đến 12.000 người Cossack đã bị xử bắn và con số lớn hơn bị trục xuất sau khi làng mạc của họ bị phá hủy.

Đại thanh trừng (Yezhovshchina)

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Những ngôi mộ tập thể có niên đại từ năm 1937-1938 đã được khai quật với hàng trăm thi thể được các thành viên trong gia đình nhận dạng.

Các nỗ lực của Stalin dưới vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong bối cảnh Thế chiến 2 sắp nổ ra đã dẫn đến sự leo thang trong việc bắt giữ và xử bắn nhiều người bị tình nghi là gián điệp cho Đức, đỉnh điểm là năm 1937-1938 (khoảng thời gian đôi khi được gọi là "Yezhovshchina", hay thời kỳ Yezhov). Khoảng 700.000 trong số này đã bị tuyên án tử hình, những người khác thiệt mạng từ đánh đập và tra tấn trong khi bị "tạm giữ điều tra" và trong các Gulag (trại cải tạo) vì đói, nhiễm bệnh tật và làm việc quá sức.

Các vụ bắt giữ thường được viện dẫn các bộ luật về chống phản cách mạng, trong đó bao gồm việc không báo cáo các hành động mưu phản và, trong một sửa đổi luật năm 1937, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong các vụ điều tra của Cục An ninh Nhà nước của NKVD (GUGB NKVD) vào tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938, ít nhất là 1.710.000 người đã bị bắt và 724.000 người bị tuyên án tử hình.. Phần lớn các phạm nhân là các cựu "kulaks" và gia đình của họ, với 669.929 người bị bắt và 376.202 bị xử bắn.

Về đàn áp giáo sĩ, Michael Ellman đã nói rằng: "... các hoạt động chống lại giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga và của các tôn giáo khác (Binner & Junge 2004) năm 1937 - 38 cũng có thể hội đủ điều kiện như là nạn diệt chủng" Trích dẫn các tài liệu nhà thờ, Alexander Nikolaevich Yakovlev đã ước tính rằng hơn 10.000 linh mục, tu sĩ và nữ tu đã được bị xử bắn trong thời gian này vì bị kết án làm gián điệp hoặc âm mưu nổi loạn.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Thời Mao Trạch Đông

Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo chính thức nắm quyền tại Trung Hoa đại lục sau cuộc nội chiến đẫm máu giữa Trung Hoa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Kể từ đó, Mao Trạch Đông nắm quyền tại Trung Quốc từ 1949 đến 1976, các chính sách và chủ trương kinh tế sai lầm của Mao trong thập niên 1960 đã khiến cho nông nghiệp đình trệ, gián tiếp làm hàng chục triệu người chết vì nạn đói (khoảng 4-5% dân số Trung Quốc thời bấy giờ)

Cải cách ruộng đất và trấn áp phản cách mạng

Các vụ xử bắn quy mô lớn đầu tiên tại Trung Quốc dưới thời Mao diễn ra trong cuộc cải cách ruộng đất và cuộc trấn áp những người phản cách mạng (thường là những người theo phe Trung Quốc Quốc dân Đảng (Đảng Quốc Dân)). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng "một phần mười tá điền, địa chủ [ước tính khoảng 50 triệu người] cần phải bị loại bỏ" để cải cách ruộng đất.

Cuộc đàn áp những người bị cho là phản cách mạng chủ yếu nhắm vào thành viên của Đảng Quốc Dân, vốn là phe đối lập của Đảng Cộng sản, những người từng cộng tác với quân Đế quốc Nhật Bản xâm lược (Hán gian), và những quan chức bị tình nghi là phản bội lại Đảng Cộng sản. Ước tính đã có khoảng 712.000 đến 2 triệu người bị xử bắn trong thời kỳ này. Hơn một triệu người bị đưa vào các trại cải tạo lao động và khoảng 1.200.000 người bị theo dõi.

Cách mạng văn hóa (1966–1976)

Sau khi kế hoạch Đại nhảy vọt thất bại, Mao Trạch Đông dần mất đi tiếng nói trong Đảng Cộng sản. Để củng cố lại quyền lực, Mao khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966 với mục đích loại bỏ những "tư sản tự do" để tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, đồng thời cũng loại bỏ những người bất đồng ý kiến với Mao, bao gồm các quan chức khác như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Chính những vụ thanh trừng chính trị đã củng cố lòng trung thành của quân đội với Mao.

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Cô Lâm Chiêu (林昭, Lin Zhao) là một nạn nhân nổi bật trong cách mạng văn hóa. Cô bị xử tử hình với tội danh "...phê phán Đảng Cộng sản vĩ đại của chúng ta và Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại..."

Hàng triệu người Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc xử bắn trong giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ của cuộc cách mạng văn hóa. Những người bị cho là gián điệp, "phản bội", "tư sản" hay những tầng lớp địa chủ và tá điền là nạn nhân của những vụ tử hình trước công chúng, đánh đập, tra tấn, kết án tù và phải chịu điều kiện y tế thấp kém. Ước tính hàng trăm ngàn người đã bị xử bắn, bỏ đói hoặc bị bắt lao động khổ sai. Hàng triệu người khác bị lưu đày. Giới trẻ từ thành phố bị buộc phải rời đến vùng nông thôn để lao động chân tay.

Trong cuộc cách mạng văn hóa, một "đội quân" bao gồm các học sinh, sinh viên mang tên Hồng vệ binh được sử dụng để khai trừ những người bị cho là "phản cách mạng". Tháng 8 năm 1966, hơn 100 giáo viên đã bị chính học sinh của mình giết hại tại phía Tây của Bắc Kinh.

Ngoài những đối thủ chính trị, cuộc cách mạng văn hóa còn lan tới các dân tộc thiểu số trên Trung Hoa đại lục. Tại tỉnh Nội Mông Cổ, hơn 790.000 người Mông Cổ bị bắt, trong đó 22.900 người bị đánh đập tới chết hoặc bị xử bắn. Tại các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, các trường học của người Triều Tiên bị phá hủy. Những người dân Tây Tạng cũng lâm vào cảnh tương tự, nhiều người bị bắt giữ và tra tấn vì bị kết tội âm mưu nổi loạn; đến cuối năm 1979, hàng chục nghìn nhà sư và ni cô Phật giáo Tây Tạng bị xử bắn hoặc tra tấn.

Giai đoạn hậu Mao Trạch Đông

Sự kiện Thiên An Môn (1989)

Sự kiện Thiên An Môn (hay còn được gọi là Sự kiện ngày 4 tháng 6 六四事件, Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn hoặc Phong trào Dân chủ năm 1989 八九民运) là một chuỗi các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức và quần chúng (đứng đầu là các sinh viên) tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, kéo dài từ ngày 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989. Quần chúng biểu tình đòi hỏi "một đảng Cộng sản không tham nhũng", yêu cầu tự do ngôn luận, tự do báo chí và một xã hội dân chủ. Tại đỉnh điểm của cuộc biểu tình, có tới một triệu người tụ tập tại Thiên An Môn để phản đối vấn nạn tham nhũng của chính quyền. Không chỉ tại Bắc Kinh mà cuộc biểu tình còn có sức lan tỏa rộng khắp Trung Quốc đại lục, các thành phố lớn khác (Thượng Hải, Hồng Kông...) và cả bên ngoài Trung Quốc.

Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản 
Bà Đinh Tử Linh (sinh 1936) (丁子霖 Ding Zilin) có con là sinh viên bị giết tại Quảng trường Thiên An Môn. Sau đó, bà đã liên tục yêu cầu chính quyền thực hiện một chế độ dân chủ hơn. Từ đó, bà liên tục bị Chính quyền Trung Quốc bắt giam và cảnh cáo.

Chính phủ Trung Quốc quyết định giải tán biểu tình bằng vũ lực: hơn 250.000 tiểu đội đã được điều động đến Bắc Kinh bằng đường bộ và đường không. Ban đầu, hàng chục nghìn người biểu tình đã bao vây Bắc Kinh, chặn đứng quân đội và còn thúc giục họ cùng tham gia biểu tình. Chính phủ nhận ra rằng phương pháp này không hiệu quả, do đó đã điều động các toán quân rút ra ngoại thành Bắc Kinh, trong khi các phong trào biểu tình ngày càng mạnh mẽ hơn, đỉnh điểm là các ngày từ 1 đến 3 tháng 6 năm 1989. Cuối cùng, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định tấn công Thiên An Môn: tối ngày 3 tháng 6, nhiều xe bọc thép cùng quân đội vũ trang được trang bị súng trường tiến vào quảng trường cùng với các xe ủi. Hàng ngàn người đã cố gắng bao vây, phản kháng lại quân đội, song bị bắn chết ngay trên quảng trường. Các nhân chứng, gồm phóng viên Kate Adie của Đài Truyền hình Vương quốc Anh đã xác nhận những hành động "bắn bừa bãi" của quân đội trong Quảng trường Thiên An Môn, các xe ủi cán nát cả xe cộ lẫn những người tháo chạy, nhiều người van xin song cũng bị bắn hoặc đánh đập bằng dùi cui.

Tới 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau cuộc thỏa hiệp giữa sinh viên và chính phủ, quân đội quyết định dọn dẹp lại quảng trường. Tuy vậy, phần lớn sinh viên vẫn kiên quyết tiếp tục biểu tình tại Quảng trường. Quân đội lúc này bắt đầu dọn dẹp lại Thiên An Môn, ngoài ra còn đánh đập các sinh viên và thu hồi, phá hủy những đoạn phim quay được và đe dọa "nếu không cút đi hậu quả sẽ rất tệ". Đến tầm 5-6 giờ sáng, các sinh viên bắt đầu rút khỏi Quảng trường, nắm tay nhau và hát vang bài Quốc tế ca trên Đại lộ Trường An. Tuy vậy, quân đội vẫn tiếp tục bắn hạ vài sinh viên cùng với những người khác là phụ huynh của họ trên Đại lộ. Quảng trường Thiên An Môn sau đó đã bị quân đội phong tỏa hai tuần.

Vụ việc được đưa ra cộng đồng quốc tế ngày 5 tháng 6 năm 1989, một ngày sau khi vụ tấn công đẫm máu xảy ra trên quảng trường. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng đã giết 300 người và làm bị thương 2.000 dân thường. Tuy vậy, các nguồn từ quốc tế ước tính số người chết cao hơn các báo cáo chính thức của Trung Quốc: tờ The New York Times ước tính có hơn 400-800 người chết, còn thời báo Time ước tính hơn 2.600 người bị thiệt mạng. Sau sự kiện Thiên An Môn, các vụ giam giữ, tra tấn và quấy rối những người có liên quan đến các sinh viên tham gia biểu tình vẫn diễn ra, bao gồm có các bậc phụ huynh của họ.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954–1975) Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

Tháng 11 năm 1953, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất. Theo Luật Cải cách ruộng đất thì Cải cách ruộng đất có mục tiêu "thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn".

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách thu được kết quả tốt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, khiến họ phấn chấn và tích cực chi viện cho kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau (từ giữa 1955), do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phương hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phương đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền.

Về phía người dân, trình độ nhận thức thấp của đa số người dân Việt Nam khi đó đã dẫn tới sự quá khích, lạm dụng việc xét xử để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền. Sự quá khích này có nguyên nhân từ đời sống khốn khó của đại đa số nông dân thời bấy giờ, họ phải chịu nhiều uất ức do bị giai cấp địa chủ chèn ép. bóc lột trong suốt thời Pháp thuộc khi mà tình trạng tham nhũng và nạn cường hào ác bá hoành hành ở nông thôn khiến người nông dân nghèo không được luật pháp bảo vệ. Khi có cơ hội, sự kìm nén này bung ra, trở thành một phong trào mang tính trả thù, người dân coi mọi địa chủ đều là kẻ xấu cần phải tiêu diệt (dù không phải mọi địa chủ đều phạm tội ác, nhưng quần chúng quá khích sẽ không quan tâm tới điều đó, họ chỉ quan tâm đối tượng có phải là địa chủ hay không). Theo William Duiker thì đây là một vấn đề không tránh khỏi, xảy ra trong mọi cuộc cách mạng, khi nỗi uất hận tích lũy qua nhiều thế hệ có cơ hội được giải tỏa, quần chúng nhân dân sẽ tấn công dữ dội nhằm tiêu diệt toàn bộ giai cấp từng thống trị họ (trong Cách mạng Anh 1644 hoặc Cách mạng Pháp 1789, người dân Anh, Pháp đều tổ chức truy lùng, giết hại hàng loạt các quý tộc, tăng lữ thời kỳ phong kiến).

Stéphane Courtois ước tính có khoảng 50.000 người bị xử bắn trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Vũ Thư Hiên thì cho rằng con số người bị xử bắn là ít hơn rất nhiều:

      "Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học".

Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956 tại Hà Nội đã nhận định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất, đề ra những biện pháp sửa chữa khuyết điểm trong việc thi hành chính sách.

Sau khi cải cách hoàn thành đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Định nghĩa Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng SảnSo sánh với chế độ tư bản Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng SảnLiên Xô (1922–1991) Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng SảnCộng hòa Nhân dân Trung Hoa Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng SảnViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954–1975) Các Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng SảnCác Vụ Thảm Sát Dưới Chế Độ Cộng Sản

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt NamDương Tử (diễn viên)Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Cẩm TúKon TumBến CátTân CươngChủ nghĩa tư bảnBình ĐịnhXVideosVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcNhà bà NữĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Dinh Độc LậpVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTây NinhGiê-suHoàng Thị ThếDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)FacebookNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Ngày AnzacDuyên hải Nam Trung BộNguyệt thựcPhan Văn MãiNguyễn DuCanadaTrần Thủ ĐộNguyễn Quang SángNăng lượngViệt Nam hóa chiến tranhGiờ Trái ĐấtHarry PotterĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IndonesiaNhà Hậu LêNam ĐịnhQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamDấu chấmCúp bóng đá châu Á 2023Vũ Thanh ChươngDanh sách số nguyên tốPhan Đình TrạcLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳThanh HóaDanh sách nguyên tố hóa họcNguyễn Ngọc KýTháp RùaCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhĐền HùngKhmer ĐỏTrùng KhánhThời gianThái BìnhHiệp định Paris 1973Lý Thường KiệtChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Trần Quốc TỏĐiện BiênTrần Nhân TôngPhạm Xuân ẨnDầu mỏPhan Văn GiangSerie AChâu ÂuViêm da cơ địaBảy mối tội đầuChợ Bến ThànhChiến tranh Đông DươngDanh sách biện pháp tu từMặt trận Tổ quốc Việt NamBình ThuậnThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Nhật ký trong tùNguyễn Thị Kim Ngân🡆 More