Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt Nam

Định dạng ngày và giờ ở Việt Nam mô tả các phương pháp thể hiện ngày và giờ được sử dụng ở Việt Nam.

Định dạng ngày và giờ ở Việt Nam [làm mới]
Ngày đầy đủ01 tháng 04 năm 2024
Ngày kiểu viết tắt01-04-2024

01/04/2024

01.04.2024 (đôi lúc)
Giờ08:49

Ngày và tuần Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt Nam

Ngày

Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt Nam 
Giấy thông hành do Bộ ngoại giao cấp cho một người đi du lịch Campuchia năm 1990. Trong đó năm 1990 và 1991 được viết với 2 chữ số lần lượt là 90 và 91; phần "Có giá trị đến ngày 03 tháng 01 năm 1991" được viết có chèn số 0 đằng trước.

Ngày được viết theo định dạng ngày/tháng/năm:

  • 31 tháng 12 năm 1999
  • Ngày 31 tháng 12 năm 1999
  • 31/12/1999
  • 31-12-1999
  • 31.12.1999

Ngày trong chuỗi ngày-tháng-năm có thể được viết với dấu gạch chéo, gạch nối hoặc dấu chấm: 02/11/2020, 02-11-2020 hoặc 02.11.2020 là ngày 2 tháng 11 năm 2020. Đôi lúc định dạng đầy đủ có thể chèn thêm số 0 đằng trước (ví dụ: "02 tháng 11 năm 2020") đối với ngày hoặc tháng dưới 10. Năm luôn được viết đầy đủ với 4 chữ số, trước đây thường ghi năm chỉ có 2 chữ số cuối nhưng đa phần cách viết này chỉ xuất hiện khi viết tay. Ở Việt Nam, kiểu viết tắt đa số thường ít hoặc gần như không có khi dùng trong văn bản pháp luật hoặc ban hành theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội Vụ - Chính phủ Việt Nam Lưu trữ 2021-05-10 tại Wayback Machine yêu cầu phải dùng kiểu đầu đủ có chứ số 0 đằng trước, trong khi kiểu dấu viết tắt chéo lại được dùng nhiều, đặc biệt là trong truyền hình và báo chí.

Tên của các tháng thường được ghi như sau:

Dạng số Dạng đầy đủ Ghi chú
Tháng 1 Tháng Một Còn được viết là "Tháng Giêng" theo âm lịch
Tháng 2 Tháng Hai
Tháng 3 Tháng Ba
Tháng 4 Tháng Tư
Tháng 5 Tháng Năm
Tháng 6 Tháng Sáu
Tháng 7 Tháng Bảy
Tháng 8 Tháng Tám
Tháng 9 Tháng Chín
Tháng 10 Tháng Mười
Tháng 11 Tháng Mười Một Còn được viết là "Tháng Một" theo âm lịch
Tháng 12 Tháng Mười Hai Còn được viết là "Tháng Chạp" theo âm lịch

Tuần

Ở Việt Nam, ngày đầu tiên trong tuần là thứ Hai và ngày kết thúc trong tuần là chủ nhật. Các ngày trong tuần có thể được ghi theo các cách sau:

Dạng đầy đủ Dạng số Dạng viết tắt Ghi chú
Thứ Hai Thứ 2 T2
Thứ Ba Thứ 3 T3
Thứ Tư Thứ 4 T4
Thứ Năm Thứ 5 T5
Thứ Sáu Thứ 6 T6
Thứ Bảy Thứ 7 T7
Chủ Nhật CN Còn được viết là "Chúa Nhật"

Thời gian Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt Nam

Việt Nam sử dụng cách viết giờ là 24 giờ. Giờ và phút thường được phân cách bằng "h" hoặc ":" ví dụ như 13h15 hoặc 13:15, nhưng định dạng "h" thường dùng sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong văn bản pháp luật và lịch phát sóng truyền hình. Ở định dạng "h", nếu phút là 00 thì thường sẽ không ghi phút (ví dụ: 13h). Nếu viết giờ có cả giây thì sẽ dùng định dạng ":", định dạng "h" không có dạng ghi giây (Ví dụ khi ghi cả giây thì sẽ dùng định dạng ":" cho ra 13:20:05 trong khi định dạng "h" sẽ chỉ ghi là 13h20). Trong văn nói thường ngày, người ta cũng thường sử dụng định dạng 12 giờ (nhưng cần chỉ rõ thêm đó là giờ buổi nào: sáng, trưa, chiều, tối, thay vì theo chữ viết tắt tiếng Latinh am. và pm). Để đồng bộ hóa quy chuẩn của các thiết bị công nghệ sử dụng đồng hồ 12 giờ, đôi khi người ta cũng viết là "SA" ("sáng" tương đương "AM") và "CH" ("chiều" tương đương "PM") mặc dù trong thực tế đó có thể là một giờ không rơi vào hai định nghĩa này.

Bảng dưới đây thể hiện các ví dụ về thời gian vào các trong ngày:

Khung thời gian Giờ Ví dụ Ghi chú
Nửa đêm/Đêm 00:00 đến 00:59 12 giờ đêm
Sáng 01:00 (đôi khi từ 00:00) đến 10:59 7 giờ sáng Còn được viết tắt là "SA" trong hệ thống máy tính (ví dụ như trong Windows) để biểu thị "a.m."
Trưa 11:00 đến 12:59 hoặc 13:59 12 giờ trưa
Chiều 13:00 hoặc 14:00 đến 17:59 2 giờ chiều Còn được viết tắt là "CH" trong hệ thống máy tính (ví dụ như trong Windows) để biểu thị "p.m."
Tối 18:00 đến 21:59 hoặc 22:29 7 giờ tối
Đêm 22:00 hoặc 22:30 đến 23:59 11 giờ đêm

Tham khảo

Tags:

Ngày và tuần Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt NamThời gian Định Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt NamĐịnh Dạng Ngày Và Giờ Ở Việt NamViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Xuân PhúcQuảng BìnhQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamHương CảngTrần Đại QuangTriệu Lệ DĩnhCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuLịch sử Trung QuốcQuảng NinhChiến cục Đông Xuân 1953–1954Gia trưởngStephen HawkingTiếng AnhTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamLê Đình NhườngKobbie MainooDanh sách đĩa nhạc của The BeatlesDanh sách cầu thủ nước ngoài Giải bóng đá Ngoại hạng AnhTắt đènNguyễn Văn LongTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)Google MapsCông nghệ sinh họcPhùng Quang ThanhHenrique CalistoVõ Văn KiệtGiao tranh Trung Quốc–Ấn Độ 2020Số nguyên tốChủ nghĩa xã hộiHoàng Phủ Ngọc TườngXuân DiệuChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐông Nam BộLý Thường KiệtChiến tranh LạnhMinh MạngSécKhủng longAvatar (phim 2009)NapoliDanh sách thành viên của SNH48Địa lý Việt NamKuchingNhà HánPhù NamChiến tranh Trung – NhậtSự kiện đóng đinh GiêsuThạch LamChiến dịch Điện Biên PhủBorussia DortmundNam CaoTrùng KhánhLiverpool F.C.William ShakespeareTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngMạch nối tiếp và song songCộng hòa nhân dân Trung QuốcKim Bình MaiNguyễn TrãiHồ Quý LyNgaVladimir Vladimirovich PutinCộng hòa Nhân dân Trung HoaHôn nhân đồng tínhQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamTây TạngĐất rừng phương NamCác vị trí trong bóng đáCộng hoà nhân dân Trung HoaDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Loạn luânMôi trườngKhởi nghĩa Hai Bà TrưngMèo🡆 More