Đông Dương Tạp Chí: Tạp chí Đông Dương

Đông Dương tạp chí (1913 - 1919), là tạp chí tiếng Việt đầu tiên xuất bản tại Hà Nội (Việt Nam).

Tạp chí ra ngày thứ Năm hàng tuần, do F. H. Schneider, người Pháp gốc Đức, nhà kinh doanh ngành in tại Việt Nam sáng lập, rồi đứng làm chủ nhiệm, giao chức chủ bút cho nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh.

Lịch sử Đông Dương Tạp Chí

Đông Dương tạp chí vốn là một phụ bản (hay phụ trang) của tờ Lục Tỉnh tân văn xuất bản ở Sài Gòn. Số đầu tiên ra ngày 15 tháng 5 năm 1913 tại Hà Nội. Số cuối cùng ra ngày 15 tháng 9 năm 1919. Tính ra, Đông Dương tạp chí tồn tại được 6 năm 4 tháng thì đình bản.

Hậu thân của Đông Dương Tạp chí là tờ Học báo (Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ nhiệm, Trần Trọng Kim làm Chủ bút), nhưng chỉ còn "giữ mục sư phạm, nhường việc xây dựng học thuật cho Nam Phong".

Thành lập

Đông Dương tạp chí ra đời ngay sau vụ ném bom Khách sạn Hà Nội ngày 26 tháng 3 năm 1913 của Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912.

Khi ấy, tinh thần của các tổ chức và của người dân đối kháng Pháp đang lên cao. Vì vậy, tạp chí ra đời nhằm mục đích "đem văn chương học thuật, đem ân huệ văn minh của nhà nước Lang Sa mà khua sáo cho lấp được những lời gây loạn". Ngoài ra, Đông Dương tạp chí còn có một mục đích sâu xa hơn, đó là tuyên truyền cho chính sách "bảo hộ" của thực dân Pháp.

Phương hướng hoạt động Đông Dương Tạp Chí

Các mục tiêu quan trọng mà các cây bút có tâm huyết trong Đông Dương tạp chí hướng tới, đó là:

  • Tìm cách phổ biến chữ Quốc ngữ trong mọi tầng lớp dân chúng, với lối hành văn ngắn gọn, rõ ràng và rành mạch.
  • Phá tan thành kiến xưa, chỉ xem văn vần hay lối văn biền ngẫu mới là văn chương. Dùng lối văn xuôi gãy gọn để diễn đạt tư tưởng, để nghị luận và phê bình văn học.
  • Truyền bá tư tưởng Âu Tây bằng cách dịch những tác phẩm hay của nước ngoài, nhất là của Pháp. Bên cạnh đó, những tư tưởng cũ của nền văn học Á Đông vẫn được nghiên cứu với tinh thần mới.

Nội dung & tác giả cộng tác

Đông Dương tạp chí ra đời không ngoài mục đích chính trị của thực dân Pháp, cho nên ở giai đoạn đầu, tạp chí này đã đăng tải một số bài viết chống lại phong trào cách mạng Việt Nam. Nội dung chỉ thật sự chuyên về văn chương và sư phạm kể từ năm 1915 (tức là khi nó đổi thành khổ nhỏ).

Các chuyên mục của tạp chí là: lịch sử, phong tục, cổ văn, cổ học, dịch thuật.

Các nhà văn cộng tác thường xuyên cho báo (gọi tắt là nhóm Đông Dương tạp chí) có:

Nhận xét Đông Dương Tạp Chí

  • GS. Trịnh Vân Thanh:

Tuy nhiên bên cạnh đó, Đông Dương tạp chí cũng có điều cần bàn. G S. Nguyễn Huệ Chi viết:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi viết:

Xem thêm

Ghi chú

Chú thích

Tham khảo

  • Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (trọn bộ), Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn, 1959.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển 1). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1966.
  • Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 3), Quốc học tùng thư xuất bản, 1965.
  • Nguyễn Huệ Chi, mục từ Nguyễn Văn Vĩnh in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Phương Chi, mục từ Nhóm Đông Dương tạp chí in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Hạ). Nhà xuất bản Trình bày (Sài Gòn), không ghi năm xuất bản.

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Đông Dương Tạp ChíPhương hướng hoạt động Đông Dương Tạp ChíNhận xét Đông Dương Tạp ChíĐông Dương Tạp Chí19131919Hà NộiNguyễn Văn VĩnhPhápThứ nămTiếng ViệtViệt NamĐức

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tây Bắc BộĐạo hàmHai Bà TrưngQuốc hội Việt Nam khóa VIVườn quốc gia Cát TiênChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtTrấn ThànhBạch LộcThời bao cấpĐại dịch COVID-19 tại Việt NamChâu ÁInter MilanVăn hóaPhilippinesNấmH'MôngGiỗ Tổ Hùng VươngYouTubeĐắk NôngĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia UzbekistanBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Nguyễn TuânKuwaitNguyễn Xuân PhúcĐường Thái TôngQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamThành nhà HồHiệp định Paris 1973Số phứcCan ChiGia LongTrần Văn RónVăn họcVõ Thị Ánh XuânVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnChâu PhiLiverpool F.C.Thuật toánĐịnh luật OhmThánh địa Mỹ SơnQuy tắc chia hếtSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Trần Quý ThanhSự kiện Thiên An MônTottenham Hotspur F.C.Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Bình Ngô đại cáoKamiki ReiNguyễn Thị BìnhLa LigaHoàng Phủ Ngọc TườngTiếng ViệtHệ sinh tháiTào TháoNho giáoTên gọi Việt NamVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNam CaoCuộc tấn công Mumbai 2008Nguyễn Đình ThiSố chính phươngPhú ThọNgũ hànhChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Đồng bằng sông HồngCần ThơLGBTTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueQuần đảo Cát BàKhởi nghĩa Hai Bà TrưngMèoMinh Lan TruyệnTrần Quốc VượngDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanThủ dâmThủy triều🡆 More