Đài Quan Sát Tartu

Đài quan sát Tartu (Tiếng Estonia: Tartu Observatoorium) là đài quan sát thiên văn lớn nhất ở Estonia.

Nó nằm trên đồi Tõravere, cách Tartu, Noo Parish 20 km về phía Tây nam, thuộc tỉnh Tartu. Đài quan sát cũ Tartu là nơi làm việc của nhà thiên văn học Friedrich Georg Wilhelm von Struve, thuộc Vòng cung trắc đạc Struve, là di sản thế giới vào năm 2005, và nó là điểm tham chiếu đầu tiên.

Đài Quan Sát Tartu
Tòa nhà chính của đài quan sát Tartu.
Đài Quan Sát Tartu
Đài quan sát Tartu (cũ) đang xây dựng. 58°22′43,64″B 26°43′12,61″Đ / 58,36667°B 26,71667°Đ / 58.36667; 26.71667

Đài quan sát có hai kính viễn vọng là Kính viễn vọng Cassegrain đường kính 1.5 mét là kính viễn vọng lớn nhất Bắc Âu, được sử dụng để quan sát quang phổ và kính viễn vọng đường kính 0.6 mét dùng để quan sát trắc quang. Ngoài ra là rất nhiều các dụng cụ dùng để theo dõi và quan sát khí tượng

Lịch sử Đài Quan Sát Tartu

Đài quan sát Tartu được thành lập tại Đại học quốc gia Dorpat vào năm 1802. Việc xây dựng đài quan sát được hoàn thành vào năm 1810 trên ngọn đồi Toome, Dorpat. Các công cụ quan sát thiên văn đã được lắp đặt vào năm 1814 bởi Friedrich Georg Wilhelm von Struve, người sau đó giảng dạy và quan sát tại đài thiên văn. Năm 1824, một kính thiên văn không màu lớn nhất thế giới vào thời điểm đó được lắp đặt tại đây. Năm 1816, trước cửa tòa nhà trở thành điểm trắc đạc và đài quan sát đã trở thành điểm đầu tiên.

Năm 1946, Đài quan sát Tartu được tách ra từ trường đại học và sáp nhập vào Viện Hàn lâm Khoa học Estonia. Các nhà chức trách bắt đầu xem xét để lập một cơ sở quan sát mới vào năm 1950. Đồi Tõravere được chọn là nơi để xây dựng vào năm 1958.

Năm 1963, việc xây dựng đài quan sát mới hoàn thành, một số cơ sở vật chất được di chuyển sang đài quan sát mới.

Năm 1964, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức và Đài quan sát Tartu đã được đổi tên thành Đài quan sát von Struve.

Năm 1974, Kính thiên văn Cassegrain đường kính 1,5 mét được lắp đặt và trở thành kính viễn vọng hoạt động chính của đài quan sát.

Năm 1995, tên của đài thiên văn đã được đổi trở lại ban đầu là Đài quan sát Tartu.

Năm 1998, một kính phản xạ 0,6 mét đã được lắp đặt.

Việc xây dựng đài quan sát cũ nhằm phục vụ như là một viện bảo tàng và là một trung tâm giáo dục khoa học.

Các nhà khoa học đáng chú ý đã từng làm việc tại đài quan sát Tartu như: von Struve, Johann Heinrich von Mädler, Thomas Clausen, Ernst Julius Öpik, Grigorij Kuzmin, Jaan Einasto.

Tham khảo

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Đài Quan Sát TartuĐài Quan Sát TartuDi sản thế giớiFriedrich Georg Wilhelm von StruveVòng cung trắc đạc Struve

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamLê Đại HànhBuôn Ma ThuộtĐừng nói khi yêu27 tháng 3Aleksandr Sergeyevich PushkinChu Văn AnĐại dịch COVID-19 tại Việt NamVạn Lý Trường ThànhHổDĩ AnSa PaĐội tuyển bóng đá quốc gia PhápHùng VươngLê Quý ĐônTôn NữCanadaĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn TuânT1 (thể thao điện tử)PiBinh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt NamVăn họcKhánh ThiKênh đào PanamaDanh mục các dân tộc Việt NamKazakhstanMark ZuckerbergKamen RiderBảy kỳ quan thế giới mớiĐường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45Dân số thế giớiCộng hòa IrelandKhởi nghĩa Yên ThếHoàng Hoa ThámFansipanBắc NinhDanh sách quốc gia theo dân sốLý Chiêu HoàngThánh GióngChóChiến tranh Pháp–Đại NamHệ Mặt TrờiDanh sách trại giam ở Việt NamMỹ TâmQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamBảng chữ cái tiếng AnhChiến tranh Đông DươngChữ HánĐường Cao TôngTháp nhu cầu của MaslowĐội tuyển bóng đá quốc gia Hà LanCá tháng TưDanh sách phim Thám tử lừng danh ConanHà NộiThời bao cấpThành phố New YorkĐạo giáoGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Can thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamÔ nhiễm môi trườngĐội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaBố già (phim 2021)Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023Động vậtCuộc tấn công Mumbai 2008Julian NagelsmannNam Phương Hoàng hậuVũ Đức ĐamTrương Quốc VinhSúng trường tự động KalashnikovPhan Châu TrinhNguyễn Tân CươngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamTrò chơi điện tửThích Nhất HạnhMinh Mạng🡆 More