Vùng Đệm Liên Hợp Quốc Ở Síp

Vùng đệm của Liên Hợp Quốc ở Síp (tiếng Anh: United Nations Buffer Zone in Cyprus) là khu phi quân sự, được tuần tra và kiểm soát bởi Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Síp (UNFICYP), tổ chức này thành lập vào năm 1964 và được mở rộng vào năm 1974 sau lệnh ngừng bắn ngày 16 tháng 8 năm 1974, trong cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào Síp, và sự phân chia đảo Síp thành khu vực do Cộng hòa Síp kiểm soát (không bao gồm các Khu căn cứ có chủ quyền của Anh) và Cộng hòa Bắc Síp thân Thổ Nhĩ Kỳ và không được quốc tế công nhận.

Khu vực phi quân sự này, còn được gọi là Đường Xanh (tiếng Hy Lạp: Πράσινη Γραμμή, Prasini Grammi; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Yeşil Hat), trải dài 180 km (112 dặm) từ Paralimni ở phía Đông đến Kato Pyrgos ở phía Tây, nơi có một khu vực riêng biệt bao quanh Kokkina .

Vùng đệm của Liên Hợp Quốc ở Síp
Vùng Đệm Liên Hợp Quốc Ở Síp
Vùng Đệm Liên Hợp Quốc Ở Síp
Loại hìnhKhu phi quân sự

Đường phân chia này còn được gọi là Đường Attila, được đặt tên theo sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, có tên mã là Chiến dịch Attila. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng hàng rào ở phía Bắc khu vực, chủ yếu bao gồm hàng rào dây thép gai, các đoạn tường bê tông, tháp canh, mương chống tăng và bãi mìn. Khu vực này cắt qua trung tâm Nicosia, chia thành phố thành các phần phía nam và phía bắc. Khu phi quân sự có tổng diện tích là 346 km2 (134 dặm vuông), có chiều rộng thay đổi từ dưới 20 mét (66 ft) đến hơn 7 km (4,3 mi). Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, Nicosia vẫn là thủ đô bị chia cắt cuối cùng ở châu Âu. Khoảng 10.000 người sống ở một số làng và làm việc tại các trang trại nằm trong khu vực; Làng Pyla nổi tiếng là một trong số ít những ngôi làng còn lại ở Síp nơi người Síp gốc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sống cạnh nhau. Các làng khác là Deneia, Athienou và Troulloi. Một số khu vực không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của con người và vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho hệ thực vật và động vật.

Cộng hòa Síp được quốc tế công nhận là nhà nước hợp pháp duy nhất có chủ quyền trên toàn bộ hòn đảo. Sau khi gia nhập EU, Vùng đệm Liên Hợp Quốc ở Síp được luật EU xếp vào một trong 32 Lãnh thổ đặc biệt của các thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu, cùng với 9 lãnh thổ khác được xếp vào nhóm "Trường hợp đặc biệt": MelillaCeuta của Tây Ban Nha; Åland của Phần Lan; Quần đảo Faroe của Đan Mạch; Livigno và Campione d'Italia của Ý; Büsingen am HochrheinHeligoland của ĐứcCộng đồng tu viện Núi Athos của Hy Lạp.

Đọc thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Akrotiri và DhekeliaBắc SípCộng hòa SípKhu phi quân sựThổ Nhĩ Kỳ xâm lược SípTiếng AnhTiếng Hy LạpTiếng Thổ Nhĩ Kỳ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hiếp dâmĐông Nam BộAngkor WatChữ HánNhà giả kim (tiểu thuyết)Chăm PaMinh MạngHọc viện Kỹ thuật Quân sựĐào, phở và pianoThời kỳ Khai SángLê Thái TổNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Vòng bảng UEFA Europa League 2016–17Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưVelizar PopovĐinh Tiên HoàngThạch LamPiTạ Duy AnhBình DươngSự kiện Tết Mậu ThânChủ nghĩa tư bảnLê Đức AnhVăn hóa Việt NamTô Ân XôLiếm dương vậtMuhammad AliStephen HawkingPhilippinesKhu rừng đen tốiMai Tiến Dũng (chính khách)Chế Lan ViênTrò chơi điện tửChuyện người con gái Nam XươngBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAPhụ nữGia LaiPol PotĐảng Cộng sản Việt NamChiến tranh thế giới thứ haiThiếu nữ bên hoa huệĐất rừng phương NamNam quốc sơn hàTư tưởng Hồ Chí MinhSự kiện đóng đinh GiêsuKylian MbappéBóng đáKhủng longDịch virus corona ở Vũ Hán 2019–20Bạch LộcNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònCao KhoaPark Hang-seoTrương Thị MaiWii UHolocaustKazakhstanHoa KỳTiếng AnhBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgọt (ban nhạc)Tập đoàn VingroupMai Hắc ĐếBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamBạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009Bộ đội Biên phòng Việt NamẨm thực Việt NamNhà ĐườngLê Long ĐĩnhAlexandré PölkingTrần Tuấn AnhTừ Hán-ViệtManchester United F.C.Saigon PhantomGia Cát LượngMosesUng thưBố già (phim 2021)Mê Kông🡆 More