Vietlish

Khái niệm Vietlish hay Vietglish chưa được phổ biến ở Việt Nam lắm nhưng nó đã xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Tuy tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức hay ngôn ngữ phụ ở Việt Nam nhưng ngày nay nó đang được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong giáo dục và công việc. Nhiều người Việt có thể nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai và người ta coi nó là điều kiện cần có trong nhiều trường hợp. Cũng tương tự trường hợp tiếng Pháp thời Pháp thuộc, tiếng Anh khi du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng khá lớn đến ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Thậm chí, tiếng Việt ngày nay còn vay mượn một lượng khá lớn từ ngữ của tiếng Anh, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuậtcông nghệ thông tin.[cần dẫn nguồn]

bới cảnh Tiếng Anh khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam, khi ấy thường gọi là tiếng Mỹ bởi lẽ có sự hiện diện của nhiều người đến từ Mỹ và các quốc gia đồng minh của Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, thời kỳ này, chỉ một tầng lớp người dân được học tiếng Anh bài bản, phần lớn người ta học hỏi qua giao tiếp với nhau, gọi là tiếng Anh bồi.

Thời bao cấp ở Việt Nam, tiếng Anh vẫn chưa được coi trọng, chính quyền chỉ chú trọng vào việc dạy tiếng Nga hoặc tiếng Trung cho học sinh. Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi Mới, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngoại ngữ mới và được đưa vào hệ thống giáo dục.

Kể từ sau năm 1975, cộng đồng người Việt ở hải ngoại bắt đầu học tiếng bản xứ đề hòa nhập với xã hội. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn có thái độ kiên quyết bắt con cái họ dùng tiếng Việt khi giao tiếp trong gia đình vì lo ngại bị mất kỹ năng dùng tiếng Việt mẹ đẻ. Thế nên, dù vô tình hay cố ý, người ta đã pha trộn rất nhiều từ ngữ tiếng Anh và tiếng Việt với nhau trong giao tiếp mà những người bảo thủ gọi đó là sự lai căng.

Những năm 1990, khi công nghệ thông tin phát triển, internet bắt đầu có mặt tại Việt Nam thì tiếng Anh thực sự đã trở thành ngoại ngữ phổ biến nhất Việt Nam, vượt xa tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung.

Sử dụng Vietlish

Tiếng Anh bồi

Tiếng Anh bồi (hay tiếng bồi) là khái niệm để chỉ cách dùng tiếng Anh không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ lẫn cấu trúc câu nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được. Cách dùng này cũng là sự pha tạp từ ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Cụm từ "tiếng bồi" xuất phát từ việc các phục vụ viên (gọi là bồi bàn - waiterboy) của các quán ăn, nhà hàng nói tiếng Anh với khách, nghĩa rộng hơn là các chủ quán nói tiếng Anh với khách hàng.

Sự vay mượn

Nhiều từ ngữ tiếng Anh được vay mượn để dùng trong giao tiếp hằng ngày, lâu dần đã trở nên phổ biến. Ví dụ: tivi, xe tăng, rađiô, rađa, oẳn-tù-tì, okê... Các kiểu từ ngữ này phần lớn xuất hiện trước năm 1975 và được viết theo kiểu phiên âm, có khác với từ nguyên tiếng Anh. Thời gian gần đây, sự vay mượn tiếng Anh trở nên phổ biến, và phần lớn từ ngữ vay mượn khi viết vẫn giữ giống từ nguyên tiếng Anh. Ví dụ: internet, website, fax, chat, forum, email... Sự thiếu hiểu biết đầy đủ về từ vựng tiếng Anh khiến người Việt lại viết sai và dùng sai từ như phản dame, main chính,...

Sự pha trộn

Sự pha tạp

Sự biến thể

Xem thêm

Chú thích

Đọc thêm

  • Ngô Hữu Hoàng (2013) Về hiện tượng tiếng Anh của người Việt hay Vietlish. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 29, Số 3 (2013) 62-69
  • Ngô Hữu Hoàng (2012) Toàn cầu hóa và ngôn ngữ toàn cầu: Một nghiên cứu quốc tế học về tiếng Anh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐHNN, ĐHQG Hà Nội
  • Ngô Hữu Hoàng (2012) Vai trò của văn hóa và kiến thức văn hóa nền trong việc hình thành và tiếp nhận diễn ngôn. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, tập 28, số 1, pp. 25-31.
  • Nguyễn Phương (2012) Họ nói một thứ 'na ná' tiếng Anh. Vietnamnet.

Tags:

Sử dụng VietlishVietlishCông nghệCông nghệ thông tinNgôn ngữ thứ haiPháp thuộcTiếng PhápViệt NamWikipedia:Chú thích nguồn gốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Tân CươngGia LaiCác vị trí trong bóng đáTô HoàiChóQuảng BìnhDuyên hải Nam Trung BộChính phủ Việt NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangĐài Á Châu Tự DoMáy tínhĐinh Tiên HoàngCố đô HuếQuỳnh búp bêDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Trận Thành cổ Quảng TrịHybe CorporationSơn Tùng M-TPPhan Đình GiótKhang HiGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Juventus FCHồng KôngPhong trào Đồng khởiNgườiXVideosBảo toàn năng lượngĐại học Quốc gia Hà NộiNguyễn Ngọc KýHồng BàngGoogle DịchXã hộiBắc thuộcHiệp hội bóng đá AnhBảy hoàng tử của Địa ngụcLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳLưới thức ănHNATOBernardo SilvaHà NamAnh hùng dân tộc Việt NamKim Soo-hyunHàn TínPhenolDanh sách thành viên của SNH48FutsalBiển xe cơ giới Việt NamBạo lực học đườngTrần Quốc VượngVương quốc Lưu CầuVõ Văn ThưởngChân Hoàn truyệnTây Bắc BộRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Cậu bé mất tíchTrấn ThànhMắt biếc (tiểu thuyết)Quảng NgãiThành nhà HồMai (phim)Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Ấn ĐộMinh Lan TruyệnNguyễn Văn QuảngNam BộNguyễn Văn NênVương Đình HuệBTSCù Huy Hà VũNgười Buôn GióVụ án Lê Văn LuyệnVõ Thị Ánh XuânNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamHọ người Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamHiệp định Genève 1954🡆 More