Vịnh Tokyo

Vịnh Tokyo (東京湾 (Đông Kinh loan), Tōkyō-wan?) là một vịnh nước ở phía nam vùng Kantō của Nhật Bản.

Tên cũ của vịnh là vịnh Edo (江戸湾 (Giang Hộ loan) Edo-wan?).

Vịnh Tokyo
Vịnh Tokyo nhìn từ không gian
Vịnh Tokyo
Vịnh Tokyo, (màu hồng) và eo biển Uraga (màu xanh)

Địa lý Vịnh Tokyo

Vịnh Tokyo thông ra biển ở phía nam bằng eo biển Uraga. Phía đông là bán đảo Bōsō (tỉnh Chiba) còn phía tây là bán đảo Miura (tỉnh Kanagawa). Có nơi định nghĩa chính xác hơn, cho rằng vịnh Tokyo là vịnh nước nằm phía bắc con đường thẳng giữa Mũi Kannon (観音崎 (Quan Âm kì) Kannon-zaki?) bên Miura và Mũi Futsu (富津岬 (Phú Tân giáp) Futsu-misaki?) bên Boso. Diện tích của vịnh Tokyo là 922 km².

Xét rộng hơn thì vịnh Tokyo bao gồm cả Eo biển Uraga, tăng diện tích lên thành 1320 km². Khu vực quanh vịnh Tokyo có đến 249 km² đất đai cấu tạo bằng cách nạo vét ven vịnh và bồi đắp thêm.

Hải đảo

Hòn đảo tự nhiên duy nhất trên vịnh là Đảo Khỉ (猿島 (Viên đảo) Saru-shima?), Yokosuka, Kanagawa. Ngoài ra có nhiều đảo nhỏ do con người đắp thêm dùng làm căn cứ hải quân vào thời kỳ Minh Trịthời kỳ Đại Chính.

Phát triển Vịnh Tokyo

Các cảng của Tokyo, Chiba, Kawasaki, Yokohama, và Yokosuka đều nằm trên vịnh Tokyo. Cảng Yokosuka có một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Ở bờ biển phía tây của vịnh Tokyo, giữa Tokyo và Yokohama, Vùng công nghiệp Keihin đã được phát triển từ thời kỳ Minh Trị. Nơi này được mở rộng thành Khu công nghiệp Keiyo dọc theo các bờ biển bắc và đông sau Thế chiến II.

Tuyến đường vượt biển Vịnh Tokyo nối giữa KawasakiKisarazu; Phà Tokyo-Wan cũng nối qua eo biển Uraga giữa Kurihama (tại Yokosuka) và Kanaya (tại Futtsu bên phía Chiba).

Lịch sử Vịnh Tokyo

Vịnh Tokyo 
Phi cơ Hoa Kỳ trên USS Missouri và vịnh Tokyo, 2 tháng 9 năm 1945

Vịnh Tokyo là nơi gặp gỡ của Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ là Matthew C. Perry trong cuộc thương thảo với Mạc phủ Tokugawa vào thập niên 1850, cũng như các cuộc giao thiệp Âu-Nhật trước cải cách Minh Trị.

Văn kiện Nhật Bản đầu hàng chấm dứt Thế chiến II được ký trên USS Missouri bỏ neo ngoài vịnh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Vịnh Tokyo 
Toàn cảnh phần phía bắc của vịnh Tokyo đối diện với Tokyo từ đảo Odaiba

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Địa lý Vịnh TokyoPhát triển Vịnh TokyoLịch sử Vịnh TokyoVịnh TokyoKantōNhật BảnTrợ giúp:Tiếng Nhật

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Văn LongĐịnh luật OhmVõ Thị Ánh XuânNguyễn Thị Kim NgânHoàng Phủ Ngọc TườngĐài Tiếng nói Việt NamHồ Chí MinhVe sầuNguyễn Quang SángPhim khiêu dâmLê Minh KhuêFC BarcelonaKhởi nghĩa Yên ThếChâu ÂuKhông gia đìnhChiến dịch Linebacker IIBenjamin FranklinKinh tế Trung QuốcHồi giáoDoraemon (nhân vật)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)MNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamUEFA Champions LeagueĐường Thái TôngZico (rapper)Bế Văn ĐànMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamTito VilanovaVinamilkChế Lan ViênSeventeen (nhóm nhạc)Truyện KiềuĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamQuả bóng vàng châu ÂuBạo lực học đườngLý Hiện (diễn viên)Nghệ AnKinh Dương vươngHạ LongPhạm Nhật VượngKhởi nghĩa Lam SơnNguyễn Đình ChiểuQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngTô Vĩnh DiệnCách mạng Tháng TámThế vận hội Mùa hè 2024Lê Thanh Hải (chính khách)Cho tôi xin một vé đi tuổi thơHoaLigue 1Võ Thị SáuMin Hee-jinQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamQuan VũNam CaoTình yêuLịch sử Trung QuốcBạcVladimir Vladimirovich PutinTriệu Lộ TưThượng HảiKim Soo-hyunTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCTrần Thanh MẫnHệ Mặt TrờiCông (vật lý học)Hoa KỳQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamTriệu Tuấn HảiĐịa lý châu ÁMao Trạch ĐôngQuốc kỳ Việt NamNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamSécNhà ĐườngRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)🡆 More