Xã Triệu Lăng: Xã thuộc Triệu Phong

Triệu Lăng là một xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Triệu Lăng
Xã Triệu Lăng
Hành chính Xã Triệu Lăng
Quốc giaXã Triệu Lăng: Địa lý, Hành chính, Giao thông Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhQuảng Trị
HuyệnTriệu Phong
Trụ sở UBNDThôn Ba Tư
Địa lý Xã Triệu Lăng
Tọa độ: 16°49′3″B 107°16′59″Đ / 16,8175°B 107,28306°Đ / 16.81750; 107.28306
Triệu Lăng trên bản đồ Việt Nam
Triệu Lăng
Triệu Lăng
Vị trí xã Triệu Lăng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích30 km²
Khác
Mã hành chính19651

Địa lý Xã Triệu Lăng

Xã Triệu Lăng thuộc huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý:

Là một xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển miền Trung. Cách thành phố Đông Hà trên 30 km, thị trấn Ái Tử khoảng 12 km, thị xã Quảng Trị 7 km về phía đông nam.

Tài nguyên thiên nhiên

Xã Triệu Lăng có tổng diện tích đất khoảng 30 km². Địa hình đồi cát thoải, trung bình, sườn dốc thoải (triền dốc lớn nhất khoảng 5 - 9%), chia cắt nhiều tầng, đất hiện trạng chỉ là cồn cát trắng và rừng cây chắn sóng ven biển. Các cồn cát có cao độ chênh nhau khá nhiều. Đất cát và cồn cát ven biển Triệu Lăng chủ yếu là cát dùng để xây dựng nhà cửa.

Hành chính Xã Triệu Lăng

Xã Triệu Lăng được chia thành 5 thôn: 1, 2, 5, 6, Ba Tư.

Giao thông Xã Triệu Lăng

Tại xã Triệu Lăng có con đường Quốc phòng đi ngang qua các thôn từ Cảng Cửa Việt đến Bãi biển Mỹ Thủy.

Tại làng Nhật Tân có con đường giao thương với hai thôn An Phú và An Lưu của xã Triệu Sơn thông ra bãi tắm Triệu Lăng.

Tại làng An Hội có con đường giao thương với thôn Phương Sơn của xã Triệu Sơn.

Kinh tế Xã Triệu Lăng

Hướng phát triển của vùng này là chủ yếu trồng rừng và trồng một số loại cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày như: rau, khoai, lạc, đỗ, cây ném, vừng,... Và nuôi tôm nước lợ thâm canh hoặc bán thâm canh. Trồng rừng chủ yếu cây keo lai, cây Tràm, cây Phi lao để làm nguyên liệu gỗ hoặc làm củi đốt. Rừng tự nhiên, hiện nay đang được huyện đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi một cách tích cực.

Biển Triệu Lăng là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý như: Các loại tôm, cua, cá hố, cá mối, cá thu, cá nục, cá trích, cá bạc, cá cơm, con ruốc, chành chành, mực ống, mực nang,... Tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương là khá lớn, với diện tích đất, mặt nước có khả năng sử dụng nuôi trồng thủy, hải sản lên đến 5 km², có thể nuôi được các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm he chân trắng, cua xanh và một số loại cá là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài tiềm năng biển nói trên, xã còn có bãi tắm Triệu Lăng thu hút du khách chủ yếu trong tỉnh.

Văn hóa Xã Triệu Lăng

Nét đặc trưng của các thôn

Các thôn ở xã Triệu Lăng chủ yếu làm nghề biển, đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và gia cầm, thâm canh cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày.

Thôn Gia Đẳng

Thôn Gia Đẳng nổi tiếng với nghề làm nước Mắm với một số cơ sở sản xuất nhỏ hoặc theo cơ cấu hộ gia đình. Làng Gia Đẳng chia thành 3 thôn Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 3. Làng Gia Đẳng là nơi có nhiều nhân tài, quê hương của đại tướng Đoàn Khuê - nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng, trung tướng Đoàn Chương, Lê Hữu Phúc, Nguyên UVTƯ Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy.

Gia Đẳng là làng quê có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Trải qua hàng trăm năm tọa lạc trên mảnh đất trung dũng kiên cường, đình làng Gia Đẳng là nơi hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. [1][liên kết hỏng]

Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Lê, họ Đoàn, họ Đặng.

Thôn Nhật Tân

Làng Nhật Tân được coi là trung tâm của xã Triệu Lăng gồm trường học, ủy ban nhân dân xã và các điểm văn hoá xã. Nơi đây vốn được mọi người biết đến với bãi biển Triệu Lăng.

Từ năm 2020, thôn 3 và thôn 4 hợp nhất thành thôn Ba Tư.

Thôn Ba Lăng

Làng Ba Lăng nổi tiếng với chăn nuôi gia súc và gia cầm như lợn gà, trâu bò theo mô hình trang trại, nuôi cá nước ngọt, thâm canh cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày như: rau, khoai, lạc, đỗ, cây ném, vừng,...

Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Phan, họ Nguyễn, họ Hoàng nổi tiếng đánh bắt cá theo mô hình lưới xăm, đi câu cá biển.

Thôn An Hội

Làng An Hội có chùa An Hội với tính ngưỡng Phật giáo.

Một số số hộ dân nuôi trang trại con Nhông và nuôi Đà Điểu trên cát.

Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Trần nổi tiếng với nghề đánh bắt cua biển. Dân số đông nhất xã nên lực lượng lao động dồi dào.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Địa lý Xã Triệu LăngHành chính Xã Triệu LăngGiao thông Xã Triệu LăngKinh tế Xã Triệu LăngVăn hóa Xã Triệu LăngXã Triệu LăngQuảng TrịTriệu PhongViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đặng Bích HàTết Nguyên ĐánLa (động vật)Toán họcDương Văn Thái (chính khách)Tỉnh thành Việt NamMưaDầu mỏDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)FMùi cỏ cháyBố già (phim 2021)Thượng HảiMalaysiaNinh ThuậnNhà HánNguyễn Văn ThiệuAl Nassr FCVăn họcCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamTừ trườngCàn LongCan ChiDanh sách di sản thế giới tại Việt NamTây NguyênKhánh HòaQuan hệ tình dụcDanh sách nhân vật trong DoraemonĐiện Biên PhủQuốc kỳ Việt Nam Cộng hòaĐài Á Châu Tự DoCao Văn KhánhChu Huy MânKinh thành HuếĐa Minh SaviôHữu ThỉnhQQuỳnh búp bêGiải bóng rổ Nhà nghề MỹLê Thái TổHoàng ĐanErling HaalandQuần đảo Hoàng SaEverestBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgày của MẹTrương Bá ChiJung Il-wooGiải bóng đá Vô địch Quốc gia 2023–24Bế Văn ĐànBánh mì Việt NamByeon Woo-seokĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamXử Nữ (chiêm tinh)AlcoholNgười dẫn chương trìnhNguyễn Văn LinhMã QRHùng VươngHoàng Hoa ThámPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Trần Cẩm TúLGBTNguyễn Sinh HùngThành phố Hồ Chí MinhÔ nhiễm môi trườngHiệp định Genève 1954Trường Đại học Kinh tế Quốc dânCác ngày lễ ở Việt NamNguyễn Ngọc KýTrần Hồng Hà (chính khách)Gặp lại chị bầuBiển ĐôngGallonNguyễn Văn NênThám tử lừng danh ConanNho giáoQuần thể danh thắng Tràng An🡆 More