Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011

Vào rạng sáng ngày 29 tháng 5 năm 2011 theo giờ địa phương, trong trận chung kết UEFA Champions League 2010–11 trực tiếp trên kênh VTV3, một đoạn quảng cáo dài 5 giây của thương hiệu máy lọc nước Kangaroo đã được phát lại liên tiếp với thời gian lâu nhất là 54 lần suốt 15 phút nghỉ giữa hiệp của trận đấu, tạo nên một hiệu ứng lan truyền cũng như dấy lên tranh cãi và phản ứng gay gắt từ khán giả.

Đa số các chỉ trích đều hướng về đơn vị mua quảng cáo phát sóng là Tập đoàn Kangaroo cùng bộ phận duyệt phát của nhà đài vì tính phản cảm và sự thiếu tôn trọng người xem, đồng thời cũng được báo chí truyền thông gọi là "thảm họa quảng cáo truyền hình Việt".

Đoạn phim quảng cáo gốc, chứa hình biểu trưng với số điện thoại và trang web công ty đi kèm một tiếng nổ lớn cùng giọng đọc "Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam" cất lên.

Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd) lần đầu tiên vì vụ việc đã phải chính thức lên tiếng cáo lỗi; bản thân quảng cáo cũng xác lập kỷ lục "phim quảng cáo có số lần phát sóng trên truyền hình nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất" và được xếp vào danh sách đầu trong số các quảng cáo gây tranh cãi trong năm, kéo theo xu hướng quảng cáo tương tự của nhiều công ty khác. Đây được coi là một trong những chiến dịch tiếp thị "chưa từng có" trong lịch sử ngành quảng cáo Việt Nam.

Phát sóng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011

Ý tưởng về quảng cáo được thực hiện bởi một nhân sự cấp cao của công ty chỉ trong vòng một tuần, lấy cảm hứng từ bài hát "Lemon Tree" và đã sử dụng để phát sóng trên nhiều kênh truyền hình khác nhau. Tuy nhiên một chiến dịch truyền thông sau đó mới được lên kế hoạch chính thức vào khung giờ có nhiều người theo dõi nhất. Đại diện công ty đã tiết lộ số tiền cho chiến dịch này là "rất lớn" và "tương đương với một năm quảng cáo của doanh nghiệp cỡ vừa".

Vào rạng sáng ngày 29 tháng 5 năm 2011, trong khoảng thời gian trước, giữa và sau trận chung kết mùa giải UEFA Champions League 2010–11 trực tiếp trên kênh VTV3, một đoạn quảng cáo dài 5 giây của thương hiệu máy lọc nước Kangaroo – với hình ảnh thể hiện logo, số điện thoại và trang web công ty, đi kèm một tiếng nổ lớn cùng giọng đọc của Long Vũ "Kangaroo, Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam" – đã được phát lại liên tiếp trong các khung giờ quảng cáo khác nhau, với thời gian lâu nhất được nhiều người xem tại thời điểm ghi nhận là 54 lần suốt 15 phút nghỉ giữa hiệp của trận đấu. Tổng số lần phát lại quảng cáo trong trận đấu được báo cáo với con số là 90.

Phản ứng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011

Ngay sau lượt quảng cáo dài 15 phút được phát sóng, nhiều khán giả đã nhanh chóng đăng tải lại đoạn ghi lên YouTube cùng nhiều nền tảng mạng xã hộidiễn đàn trực tuyến. Vô số hội nhóm lập ra cùng các tranh, ảnh chế được đăng tải với mục đích ăn theo đã thu hút nhiều người quan tâm và theo dõi. Từ khóa "Máy lọc nước Kangaroo" trên Google cũng trả về gần 400.000 kết quả vào sáng cùng ngày. Nhiều người đã bày tỏ thái độ gay gắt, với đa số chỉ trích hướng về đơn vị mua quảng cáo phát sóng và bộ phận duyệt phát của nhà đài vì tính phản cảm và sự thiếu tôn trọng người xem. Bất chấp những phản ứng tiêu cực, bản thân quảng cáo vẫn tiếp tục duy trì hiệu ứng lan truyền suốt nhiều ngày sau đó, thậm chí còn được hàng loạt báo chí và truyền thông trong nước gọi là "thảm họa quảng cáo truyền hình Việt".

Vào ngày 31 tháng 5 cùng năm, TVAd – đơn vị chịu trách nhiệm duyệt phát đoạn quảng cáo trên, đã chính thức lên tiếng cáo lỗi, theo đó nói rằng sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc bố trí cấu trúc các mẫu quảng cáo để không gây khó chịu cho khán giả, ngoài ra cũng cho biết đây là lần đầu tiên gặp phải trường hợp trên. Giám đốc marketing của Kangaroo, trong một bài phỏng vấn với tạp chí Giáo dục Việt Nam, đã khẳng định quảng cáo công ty không hề mang tính phản cảm và cho biết những người phê phán sự việc chủ yếu là vì đội bóng hâm mộ bị thua trận nên họ đã "trút giận" lên quảng cáo và các sản phẩm của công ty.

Ảnh hưởng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011

Vụ việc sau khi xảy ra đã tạo nên một tranh cãi lớn về vấn đề thuần phong mỹ tục và tính thẩm mỹ của các phim quảng cáo tương tự được phát trên truyền hình tại thời điểm. Nhiều quảng cáo của các công ty khác đã nhại lại theo cách làm trên, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Dù phải nhận chỉ trích, doanh số của công ty sau vụ việc vẫn được báo cáo tăng đến 400%.

Một bài phân tích của báo Dân trí đã lý giải quảng cáo dựa trên góc độ truyền thông và khẳng định tính hiệu quả chiến dịch tiếp thị của công ty. Bài viết trên báo Nhân Dân thì lấy vụ việc ra làm ví dụ khuyến khích việc ban hành Luật Quảng cáo nhằm siết chặt quản lý và xử lý những sự việc tương tự. Đây cũng được coi là chiến dịch truyền thông "chưa từng có" trong lịch sử ngành quảng cáo Việt Nam.

Tháng 10 năm 2011, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho Kangaroo là "phim quảng cáo có số lần phát sóng trên truyền hình nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất" và đoạn quảng cáo được xếp vào danh sách những quảng cáo gây tranh cãi trong năm 2011. Thành công của quảng cáo sau này được đưa vào các bài giảng của nhiều trường đại học trong nước.

Xem thêm

  • HeadOn - có hiệu ứng quảng cáo tương tự ở Hoa Kỳ năm 2006

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Phát sóng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011Phản ứng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011Ảnh hưởng Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011Tranh Cãi Quảng Cáo Kangaroo 2011Chung kết UEFA Champions League 2011Phim quảng cáoTiếp thị lan truyềnVTV3

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trần Tuấn AnhNgược dòng thời gian để yêu anh (bản truyền hình)Khu rừng đen tốiLionel MessiChâu ÂuVõ Thị Ánh XuânTổng thống Hoa KỳNguyễn Văn LongPhan Văn GiangLaoHôn nhân cùng giớiHà GiangKitô giáoNgười NùngPhong trào Cần VươngStephen HawkingCampuchiaTrần Cẩm TúNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiQuân đội nhân dân Việt NamGia đình Hồ Chí MinhChuỗi thức ănMai (phim)Biển ĐôngCristiano RonaldoNgười ViệtPeléElectronNguyễn TrãiChủ nghĩa xã hộiThảm sát Ba ChúcSécNguyễn Minh Châu (nhà văn)Tập đoàn FPTNgười Do TháiĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamLiên QuânAlcoholToán họcChữ NômNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Tiếng Trung QuốcEmmanuel MacronChiến tranh Đông DươngChuột lang nướcẢ Rập Xê ÚtCeline DionPhú ThọLý Nam ĐếPhố cổ Hội AnCricketReal Madrid CFViệt NamHolocaustTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiPhú QuốcGiao tranh Trung Quốc–Ấn Độ 2020Quốc kỳ Việt NamTưởng Giới ThạchNguyễn Huy TưởngVương Đình HuệMáy tính cá nhân IBMGiang maiCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Côn ĐảoTrấn ThànhMikhail Sergeyevich GorbachyovHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamIsraelNhà NguyễnMặt TrăngYên BáiCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Chủ nghĩa tư bảnTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLê Viết ChữThần thoại Hy Lạp🡆 More