Tàu Phóng Lôi Nhật Tomozuru: Tàu phóng lôi lớp Chidori của Đế quốc Nhật Bản

Tomozuru (友鶴, Tomozuru? Hữu Hạc) là một trong bốn tàu thuộc lớp tàu phóng lôi Chidori của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Nó bị lật trong một cơn bão vào ngày 12 tháng 3 năm 1934, ngay sau khi hoàn thành. Sự cố này đã buộc Hải quân Nhật phải xem xét độ ổn định của tất cả các tàu đã hoàn thành gần đây, đang được xây dựng và lên kế hoạch. Nó đã được trục vớt và đưa vào phục vụ sau khi chỉnh sửa nặng. Trong Thế chiến thứ hai, Tomozuru đã chiến đấu trong cuộc xâm lược Philippines và trong chiến dịch Đông thuộc Ấn Hà Lan với cai trò là tàu hộ tống, và nó tiếp tục đóng vai trò đó trong phần còn lại của cuộc chiến.

Tàu Phóng Lôi Nhật Tomozuru: Sự cố Tomozuru, Hoạt động
Tomozuru năm 1934
Lịch sử
Tàu Phóng Lôi Nhật Tomozuru: Sự cố Tomozuru, Hoạt độngĐế quốc Nhật Bản
Tên gọi Tomozuru
Hạ thủy Ngày 1 tháng 10 năm 1933
Hoàn thành Ngày 24 tháng 2 năm 1934
Số phận Chìm ngày 24 tháng 3 năm 1945
Đặc điểm khái quátlúc đóng
Lớp tàu Tàu phóng lôi lớp Chidori
Trọng tải choán nước
  • 535 tấn Anh (544 t) chuẩn
  • 737 tấn Anh (749 t) tải đầy
Chiều dài 82 m
Sườn ngang 7,4 m
Mớn nước 2,5 m
Tốc độ 30 hải lý trên giờ (35 mph; 56 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 113
Vũ khí
Đặc điểm khái quátsau khi được chỉnh sửa
Trọng tải choán nước
  • 600 tấn Anh (610 t) (chuẩn)
  • 815 tấn Anh (828 t) (tải đầy)
Mớn nước 2,38 m
Tốc độ 28 hải lý trên giờ (32 mph; 52 km/h)
Tầm xa 1.600 nmi (3.000 km) ở vận tốc 14 kn (16 mph; 26 km/h)
Vũ khí
  • 3 × 1 - Hải pháo 12 cm loại năm thứ 11
  • 1 × 1 - súng máy Hotchkiss M1929 13,2 mm
  • 2 × 1 - ống phóng lôi 533 mm
  • 9 × mìn nổ sâu

Sự cố Tomozuru

Vào tháng 2 năm 1934, Tomozuru đã tham gia Tiểu đội ngư lôi số 21 tại Sasebo.

  • 01:00, Ngày 12 tháng 3 năm 1934, Tomozuru khởi hành từ Sasebo trong một cuộc tập trận ngư lôi đêm với tàu tuần dương hạng nhẹ Tatsuta và tàu phóng lôi Chidori (千鳥? Thiên Điểu).
  • 03:25, Vì thời tiết mưa bão, Tatsuta ra lệnh cho hai chiếc thuyền kia trở về căn cứ.
  • 03:58, Mất liên lạc vô tuyến với Tomozuru.Có thể do mất điện.
  • 04:12, đèn cảu Tomozuru biến mất, có lẽ đây là khi nó bị lật úp.
  • 14:05, Một chiếc máy bay cứu hộ đã phát hiện ra chiếc Tomozuru bị lật.
  • 07:00, Ngày 13 tháng 3 năm 1934, Tomozuru được Tatsuta kéo trở lại Sasebo.Tất cả 100 thủy thủ đoàn hi sinh.

Mức độ thiếu cân bằng của chiếc Chidori nảy sinh từ những nỗ lực của Nhật Bản nhằm ăn gian các hiệp ước hải quân khác nhau. Họ đã thiết kế những chiếc tàu nhỏ khoảng 600 tấn, nhưng trang bị vũ khí của tàu khu trục có trọng tải gấp đôi. Trọng lượng đã được tiết kiệm bằng cách dùng vật liệu nhẹ hơn nhưng hệ thống súng vẫn quá phức tạp và nặng nề. Sau khi hạ thủy của tàu dẫn đầu, tâm trọng lực cao của nó - thậm chí cao hơn dự kiến - đã được ghi nhận và một số nỗ lực khắc phục điều này được thực hiện. Tuy nhiên, các cuộc chạy thử nghiệm trên biển tốc độ cao cho thấy nó không ổn định dẫn đến những nỗ lực tiếp theo đã được thực hiện để khắc phục vấn đề bằng cách thêm phình vào thân tàu. Cuối cùng, Chidori làm hài lòng các giám khảo và nó đã được đưa vào hoạt động và việc đóng các tàu trong lớp, bao gồm Tomozuru, đã được tiến hành. Vào thời điểm tai nạn, Tomozuru mang theo rất it nhu yếu phẩm như nhiên liệu hoặc nước mà đáng lẽ làm đồ dằn và hạ thấp trọng tâm của nó. Mặt khác, đạn dược đã được nạp đầy đủ làm tình hình tồi tệ hơn đáng kể so với các cuộc thử nghiệm trên biển của nó.

Hậu quả

Nguyên nhân làm Tomozuru bị lật là do chiều cao trung tâm thấp. Hải quân Nhật đã thành lập một ủy ban và kiểm tra độ ổn định của tất cả các tàu. Kết quả của việc kiểm tra, Hải quân Nhật đã phát hiện ra sự thiếu hiệu suất lăn, trong số nhiều vấn đề khác, trong các tàu sau:

  • Tàu sân bay: Ryūjō
  • Tàu tuần dương: lớp Mogami
  • Tàu khu trục: các lớp Fubuki, AkatsukiHatsuharu
  • Tàu mẹ tàu ngầm: Taigei
  • Tàu rải mìn: Yaeyama, Shirataka, Itsukushima và các lớp NatsushimaTsubame
  • Tàu quét mìn: Số 1Số 13
  • Tàu đuổi tàu ngầm: Số 1

Tầm quan trọng của sự cố này là nó đã thách thức nghiêm trọng các giả định của Nhật Bản về sự ổn định của tàu chiến của họ và đã thúc đẩy một cuộc đánh giá kại lớn về thiết kế của tất cả các tàu chiến Nhật Bản. Các tàu hiện tại đã giảm cấu trúc thượng tầng và các tàu được lên kế hoạch và đang được xây dựng được thiết kế lại trong thời gian 1934-35. Cụ thể, lớp tàu tuần dương Mogami đã bị thay đổi đáng kể.

Hoạt động Tàu Phóng Lôi Nhật Tomozuru

Tàu Phóng Lôi Nhật Tomozuru: Sự cố Tomozuru, Hoạt động 
Khoảnh khắc cuối cùng của Tomozuru năm 1945

Con tàu sau đó đã được sửa chữa và đưa vào hoạt động chống lại Trung Quốc và trong Thế chiến thứ hai. Nó là một phần của lực lượng hỗ trợ hải quân cho cuộc xâm lược New Guinea thuộc Hà Lan vào tháng 4 năm 1942 và có mặt ở Eo biển Banda vào tháng 7 năm 1942.

Trong chiến tranh, súng phía sau đã được mang lên bờ và thay thế bằng súng mẫu 96 25mm. Tổng cộng mười khẩu này đã được mang theo vào cuối chiến tranh. Số lượng thùng nổ sâu mang theo cũng được tăng lên trong suốt cuộc chiến lên đến 48 quả.

Tomozuru bị đánh chìm tại Okinawa vào ngày 24 tháng 3 năm 1945 bởi máy bay của tàu sân bay Hoa Kỳ.

Ghi chú

Tham khảo

  • Brown, David K. (2009). Weather and Warship Casualties 1934-1944. Warship 2009. London: Conways. tr. 143–53. ISBN 978-1-84486-089-0. Brown, David K. (2009). Weather and Warship Casualties 1934-1944. Warship 2009. London: Conways. tr. 143–53. ISBN 978-1-84486-089-0. Brown, David K. (2009). Weather and Warship Casualties 1934-1944. Warship 2009. London: Conways. tr. 143–53. ISBN 978-1-84486-089-0.
  • Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Cassell Publishing. ISBN 1-85409-521-8. Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Cassell Publishing. ISBN 1-85409-521-8. Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Cassell Publishing. ISBN 1-85409-521-8.

Liên kết ngoài

Tags:

Sự cố Tomozuru Tàu Phóng Lôi Nhật TomozuruHoạt động Tàu Phóng Lôi Nhật TomozuruTàu Phóng Lôi Nhật TomozuruChiến dịch Philippines (1941-1942)Chiến dịch Đông Ấn thuộc Hà LanChiến tranh thế giới thứ haiHải quân Đế quốc Nhật BảnTrợ giúp:Tiếng Nhật

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giáo hoàng PhanxicôCampuchiaMalaysiaDuy TânTrang bị Quân đội nhân dân Việt NamLionel MessiArsenal F.C.Đại dươngHạnh phúcGiải bóng rổ Nhà nghề MỹLê Trọng TấnGiờ ở Việt NamƯng Hoàng PhúcPhong trào Đông DuLisa (rapper)Hàn QuốcPhạm Ngọc ThảoĐường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh HảoVán bài lật ngửaCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamThiên Bình (chiêm tinh)Tôn giáo tại Việt NamTô Vĩnh DiệnTổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt NamManchester City F.C.Chùa Thiên MụTrần Ngọc TràTổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt NamĐại học Bách khoa Hà NộiHổCác dân tộc tại Việt NamNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamJohn WickĐường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan ThiếtQuân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt NamTổng thống Hàn QuốcDương Công MinhSân bay quốc tế Phú BàiNghệ thuật săn quỷ và nấu mìCác vị trí trong bóng đáĐạo giáoElizabeth IIFDanh sách phim điện ảnh của Vũ trụ Điện ảnh MarvelQuần đảo Hoàng SaChiến tranh Đông DươngAlbert EinsteinGiải bóng đá Ngoại hạng AnhXì dáchQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamBTSNhà MinhDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânHãng hàng không Quốc gia Việt NamThái NguyênMười hai vị thần trên đỉnh OlympusLạc Long QuânÂu CơĐinh Văn NơiBách ViệtTrần Thái TôngNguyễn Thị ĐịnhNha TrangHàn PhiThần NôngLoạn luânHiệp định Genève, 1954Kevin De BruyneĐức Quốc XãTác động của con người đến môi trườngDinh Độc LậpChi PuNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Chính phủ Việt NamGiê-suDương Văn MinhLiên Quân🡆 More