Thất Ngôn Bát Cú

Thất ngôn bát cú (七言八句) là loại thơ mỗi bài có tám câu và mỗi câu bảy chữ.

Tức là mỗi bài thơ chỉ có 56 chữ.

Nguồn gốc Thất Ngôn Bát Cú

Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Luật bằng trắc Thất Ngôn Bát Cú

Luật thơ Thất Ngôn Bát Cú

Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

  • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần thường có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Còn một cách khác là theo Hán luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hán luật.

Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hán luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:

"Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

(Chú ý cách gieo vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau).

    Bước tới đèo Ngang bóng xế ,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Trong đó:

  • Hai câu đầu tiên (1 và 2) là 2 câu Đề dùng để: Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu...)
  • Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực dùng để:(miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom — Lác Đác, Dưới núi — Bên sông, Tiều vài chú — rợ mấy nhà)
  • Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên
  • Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.

Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4

Tham khảo

Tags:

Nguồn gốc Thất Ngôn Bát CúLuật bằng trắc Thất Ngôn Bát CúLuật thơ Thất Ngôn Bát CúThất Ngôn Bát Cú

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Viêm da cơ địaThiên địa (website)Châu ÂuIsraelVladimir Vladimirovich PutinLandmark 81Cleopatra VIIHổLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhThuật toánThụy SĩLiếm dương vậtTrần Quý ThanhDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủBảo toàn năng lượngThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamCách mạng Công nghiệpĐài Tiếng nói Việt NamLụtNATONepalTôn Đức ThắngChữ Quốc ngữLý Thái TổĐịa lý châu ÁHệ sinh tháiChâu Nam CựcNguyễn Chí VịnhĐêm đầy saoKinh Dương vươngNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònTô Ngọc ThanhCarles PuigdemontSố nguyênNguyễn Văn TrỗiHà LanQuốc hội Việt NamNhà HồNhà TốngĐồng ThápMạch nối tiếp và song songChiến tranh Đông DươngLê Đại HànhIranPhạm Xuân ẨnBến Nhà RồngLê Minh KhuêCàn LongNgười TàyTố HữuChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaAnh hùng dân tộc Việt NamSaigon PhantomMyanmarTác động của con người đến môi trườngNanatsumori RiriQuốc hội Việt Nam khóa VIThuốc thử TollensĐông Nam BộNgũ hànhTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Nhật ký trong tù69 (tư thế tình dục)Ngày Thống nhấtCúp bóng đá châu Á 2023Kim Jong-unDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanYaoiHà GiangGấu trúc lớnMôi trườngVinamilkĐịnh lý PythagorasVạn Lý Trường ThànhMặt TrăngVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước🡆 More