Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây.

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Vị trí
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Địa chỉthị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiThiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Khởi lập2004
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Trụ trìĐại đức Thích Kiến Nguyệt
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Cổng thông tin Phật giáo

Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.

Lịch sử Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Thiền học Việt Nam được khởi đầu với hòa thượng Khương Tăng Hội, ông cũng đem Thiền học sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247). Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư (Sogdiane) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán, mẹ là người Giao Chỉ, ông chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ, cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi, ông mất năm 280 bên nước Tấn.

Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.

Quá trình xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

Kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Chính điện (Đại hùng bửu điện) nằm chính giữa Thiền Viện có chiều cao 17m, diện tích 675m2, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe giảng phật pháp. Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối: Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuầnPhật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như.

Bên trái tòa chính điện là Lầu Chuông, bên phải là Lầu Trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; Chuông có trọng lượng 2 tấn.

Phía sau chính điện là Nhà Tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và Nhà Tổ đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài. Trong Nhà Tổ có hai câu đối: Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiềnTây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.

Trong khu Thiền viện còn có: Nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, Nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, Thư Viện, Khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.

Hoạt động Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trung tâm tu học lớn, hàng năm thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến tu tập trong các khoá tu. Hiện nay nhiều gia đình ở Hà Nội gửi con lên đây để các nhà sư dạy đạo làm người, nhất là trong dịp hè. Năm 2009, đây cũng là nơi tổ chức họp Trại Thanh thiếu niên Phật tử Thủ đô.

Lễ hội Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Ngày hội chính: 14/2 âm lịch hàng năm. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày có hàng ngàn khách hành hương tới vãn cảnh.

Đường đi Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Từ Hà Nội đi theo hướng Tây Bắc (quốc lộ 2B) lên chân dãy núi Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo khoảng 74;km. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên, nếu đi thẳng là lên Khu nghỉ mát Tam Đảo. Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, vượt qua cửu đỉnh (9 dốc), bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Ô tô có thể lên đến chân Cổng Tam Quan của Thiền Viện.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênQuá trình xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênKiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênHoạt động Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênLễ hội Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênĐường đi Thiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênThiền Viện Trúc Lâm Tây ThiênTrúc Lâm Yên TửĐại Đình

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ấm lên toàn cầuH'MôngKinh thành HuếLưu Quang VũNguyễn Hòa BìnhDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanTrần Đại NghĩaÔ nhiễm không khíBài Tiến lênDanh sách quốc gia theo diện tíchChiến cục Đông Xuân 1953–1954Ngân HàChâu Đại DươngNam ĐịnhKinh Dương vươngNguyễn Đình ChiểuNinh ThuậnNewJeansPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamNorthrop Grumman B-2 SpiritĐồng NaiCách mạng Công nghiệpÂm đạoQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamCộng hòa Nam PhiQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamNgười ViệtDuyên hải Nam Trung BộTứ bất tửNguyễn Tân CươngMarie CurieKhí hậu Việt NamNgô QuyềnChiếc thuyền ngoài xaPhápTranh Đông HồVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcQuân đội nhân dân Việt NamNgaNguyễn Thị Kim NgânBenjamin FranklinBig Hit MusicNguyễn Ngọc TưMai Văn ChínhDanh mục sách đỏ động vật Việt NamAlbert EinsteinThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNhà Lê sơBà TriệuCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Đạo giáoMã QRWashington, D.C.Nguyễn Thị BìnhVũ trụPhởBóng đáYouTubeNhà bà NữNguyễn Thị ĐịnhCầu Châu ĐốcSeventeen (nhóm nhạc)Kinh tế Trung QuốcAnh trai Say HiVương Đình HuệHạ LongMa Kết (chiêm tinh)La LigaDanh mục các dân tộc Việt NamNhật Kim AnhIllit (nhóm nhạc)Quảng NinhCôn ĐảoCàn LongDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnViễn PhươngSécLa Văn CầuDanh sách Tổng thống Hoa Kỳ🡆 More