Thâm Hụt Ngân Sách

Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.

Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.

Thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấuthâm hụt chu kỳ.

  • Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...
  • Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấuthâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:

  • Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
  • Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
  • Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực cóngân sách cơ cấu.

Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấungân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biếnchính sách ổn định tự động.

Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Xem thêm

Tham khảo

Samuelson, Paul A. and Nordhaus, Wiliam D. (2007), Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Tags:

Kinh tế học công cộngKinh tế học vĩ môNgân sách nhà nướcNợ chính phủ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

YouTubeMinh MạngPhan ThiếtQuy tắc chia hếtCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Ngày AnzacHà NamHoaHiệp định Genève 1954Lý HảiHàn Mặc TửHồn Trương Ba, da hàng thịtVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangDuyên hải Nam Trung BộLưu Quang VũHọ người Việt NamDanh sách thành viên của SNH48Núi lửaKai HavertzNam ĐịnhBiểu tình Thái Bình 1997YTô Ân XôTô HoàiPhú YênHải DươngĐô la MỹHình thoiChiến tranh Đông DươngNguyễn Nhật ÁnhPhan Văn MãiCông an thành phố Hải PhòngLê Minh KháiTitanic (phim 1997)MèoChiến tranh LạnhĐinh Tiến DũngLiên bang Đông DươngĐắk LắkKim LânNguyễn Hòa BìnhCách mạng Công nghiệpNicolas JacksonCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuVạn Lý Trường ThànhSố nguyên tốPhùng Hữu PhúBình PhướcLiếm dương vậtPhan Văn GiangBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Trận SekigaharaTrương Tấn SangDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanXuân QuỳnhAlcoholDân số thế giớiTaylor SwiftNhật ký Đặng Thùy TrâmVương Bình ThạnhTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhBan Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVương Đình HuệIsraelẢ Rập Xê ÚtHạ LongChiến dịch Tây NguyênDấu chấmQuảng NamMắt biếc (tiểu thuyết)Vincent van Gogh12BETDanh sách Chủ tịch nước Việt NamPhật Mẫu Chuẩn Đề🡆 More