Siêu Quần Thể

Trong sinh học, siêu quần thể là một nhóm các quần thể cùng loài, tồn tại riêng biệt về không gian nhưng có tương tác chặt chẽ với nhau qua di cư và nhập cư thường xuyên.

Siêu Quần Thể
Quần thể 1 được coi là nguồn, từ đó tách biệt thành 1a, 1b và 1c là các quần thể "con". Bốn quần thể này tồn tại cách biệt nhau trong các vùng biển khác nhau, nhưng giữa chúng luôn có di cư và nhập cư. Điều này làm cho nhà khoa học đánh giá rằng đây là "quần thể 4 trong 1", tức siêu quần thể.

Thuật ngữ này được dịch từ nguyên gốc tiếng Anh "metapopulation" do Richard Levins đưa ra vào năm 1969 để mô tả mô hình động lực học của côn trùng gây hại trong nông nghiệp. Sau đó, thuật ngữ được áp dụng rộng rãi trong sinh học, nhất là trong các nghiên cứu sinh học quần thể về các loài trong môi trường sống bị phân mảnh một cách tự nhiên hoặc nhân tạo. Theo cách nói của R. Levins, thì một siêu quần thể là "một quần thể của các quần thể", mà không phải là quần thể siêu lớn (superpopulation) gồm các quần thể nhỏ hơn gọi là quần thể phụ (subpopulations) là các quần thể độc lập tách biệt (isolated populations).

Sau Levins, thì nhà sinh vật học người Phần Lan Ilkka Hanski ở trường Đại học Helsinki là người đóng góp quan trọng cho lý thuyết siêu quần thể.

Từ xa xưa, nhờ Leonhard Euler, Thomas Malthus và một số nhà khoa học khác, một trong những cách biểu diễn kích thước N của mỗi quần thể độc lập ở tự nhiên là phương trình đơn giản gọi là phương trình BIDE (/baɪd/):

N = B + I - D - E;

trong đó: N = số cá thể của quần thể, B = birth (sinh), I = immigrant (nhập cư), D = death (chết) và E = emigrant (di cư).

Cách biểu diễn này dùng để mô tả quần thể về mặt hình học (geometric populations), đã được giới thiệu ở chương trinh sinh học phổ thông. Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng kích thước quần thể sinh vật trong thực tế phức tạp hơn mô hình trên rất nhiều, cần phải mô tả dựa trên động học quần thể (population dynamics) thì mới phù hợp hơn.

Mô hình Levins

Mô hình ban đầu của Levins được áp dụng cho một siêu quần thể phân bố trên nhiều vùng ở môi trường sống.

Gọi N là kích thước mỗi quần thể ở một vùng tại một thời điểm nhất định. Trong thời gian dt, mỗi vùng có thể trở nên không có cá thể nào do di cư hay tuyệt chủng với xác suất edt. Biểu thức (1 - N) tham chiếu số vùng không có cá thể. Giả sử tốc độ tạo dòng gen c luôn không đổi từ mỗi trong số N vùng, trong thời gian dt. Do đó, tốc độ thay đổi thời gian của các vùng dN / dt, là

    Siêu Quần Thể 

Phương trình này tương đương về mặt toán học với mô hình logistic, khi K là

    Siêu Quần Thể 

còn tốc độ tăng trưởng là r

    Siêu Quần Thể 

Vậy, ở trạng thái cân bằng, một số phần trong môi trường sống của loài sẽ luôn không có cá thể nào chiếm giữ.

Nguồn trích dẫn

Liên kết ngoài

Tags:

Sinh học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đạo hàmThạch LamNgười Buôn GióVũ Hồng VănUng ChínhNguyễn Ngọc TưĐỗ Đức DuyFC BarcelonaTỉnh thành Việt NamKinh tế ÚcTạ Đình ĐềVũ Trọng PhụngGiải vô địch thế giới Liên Minh Huyền ThoạiNhà HồKim LânNhư Ý truyệnNguyễn Duy NgọcHà TĩnhChú đại biGHệ Mặt TrờiNick VujicicQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamVladimir Vladimirovich PutinSao HỏaLý Nhã KỳChu vi hình trònNhật BảnMã MorseQuốc gia Việt NamLiếm âm hộSaigon PhantomGiai cấp công nhânMinh Lan TruyệnTrần Quý ThanhNam ĐịnhNguyễn Quang SángTrần PhúTài nguyên thiên nhiênDinitơ monoxideThuật toánPMèoThánh địa Mỹ SơnKhởi nghĩa Lam Sơn69 (tư thế tình dục)Trần Đại QuangEBộ Công an (Việt Nam)Nguyên tố hóa họcBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamChuột lang nướcJude BellinghamNinh ThuậnHọ người Việt NamTF EntertainmentDế Mèn phiêu lưu kýHàn QuốcBiến đổi khí hậuDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcThuốc thử TollensKim Bình Mai (phim 2008)Thanh gươm diệt quỷDầu mỏTrịnh Công SơnNhã nhạc cung đình HuếNguyễn Hà PhanVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnRừng mưa AmazonThú mỏ vịtTrần Hưng ĐạoVụ án cầu Chương DươngPhan Bội ChâuNguyễn Sinh HùngBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Vụ án NayoungVụ án Lê Văn Luyện🡆 More