Tư Chí Nguyễn Văn Chí

Nguyễn Văn Chí (1905 – 1980), bí danh Hồng Vân, là một nhà cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Văn Chí
Chức vụ
Thông tin chung
Sinh15 tháng 10 năm 1905
Mỹ An, Phù Mỹ, Bình Định
Mất21 tháng 12, 1980(1980-12-21) (75 tuổi)
Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Thân thế và bước đầu hoạt động cách mạng Tư Chí Nguyễn Văn Chí

Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1905, quê ở xã Mỹ Thắng (nay là xã Mỹ An, Phù Mỹ, Bình Định). Tháng 10 năm 1925, ông vào Sài Gòn làm công nhân và bắt đầu tham gia các hoạt động của tổ chức Công hội tại Phú Thọ. Từ năm 1928 đến 1930, ông làm bồi bếp chuyên nghiệp (còn gọi công nhân tư gia) cho các gia đình người Pháp, tham gia nghiệp đoàn (tức Công hội bí mật) thuộc Hội bồi bếp do ông Đoàn Vinh phụ trách. Thời gian này, ông lấy tên là Tư Chí theo thông lệ miền Nam.

Năm 1930, ông làm bồi bếp trong Sở Mật thám Chợ Lớn (còn gọi là bót Bolot, Bôlô), được tổ chức phân công làm nhiệm vụ nội gián để thu thập tin tức và liên lạc với ông Hà Huy GiápNguyễn Văn Tây (tức Thanh Sơn) để đưa tin ra ngoài. Ngày 15 tháng 3 năm 1932, ông được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại chi bộ ghép nhà đèn Chợ Lớn - Châu Thành, do các ông Nguyễn Văn Trân và Phan Văn Nữ (tức Phan Vân) giới thiệu.

Năm 1934, ông được chuyển sang làm bồi bếp tại Sở Thương chánh Sài Gòn. Từ năm 1936 đến 1939, ông hoạt động tại thị xã Bến Tre, được phân công phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã.

Cuối năm 1939, mật thám Pháp phát hiện những hoạt động của ông có liên quan đến Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, chính quyền thực dân Pháp khủng bố, truy nã ráo riết các đảng viên Cộng sản. Ông trốn lên Đà Lạt, tiếp tục hoạt động bí mật.

Hoạt động trong phong trào Việt Minh Tư Chí Nguyễn Văn Chí

Giữa năm 1941, Mặt trận Việt Minh thành lập. Ông bí mật trở về Sài Gòn, liên lạc với các ông Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Trân, tổ chức Công nhân cứu quốc Hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn – Chợ Lớn và đồng thời phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã Chợ Lớn, Chủ nhiệm mặt trận Việt Minh và Ủy viên Liên hiệp Nghiệp đoàn thị xã Chợ Lớn.

Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, ông được phân công công tác tổ chức cho dân chúng tản cư khỏi Sài Gòn, đồng thời tham gai công tác củng cố lại các đoàn thể quần chúng và lãnh đạo nhân dân ủng hộ "kháng chiến, giết giặc cứu nước". Ông sáng lập và làm quản lý tờ báo bí mật "Chống xâm lăng" làm cơ quan truyên truyền cho Mặt trận Việt Minh Sài GònChợ Lớn với bà Nguyễn Thị Trân và ông Trịnh Đình Trọng viết bài và làm Chủ nhiệm.

Tháng 3 năm 1946, khi đi công tác ông bị mật thám Pháp phát hiện và bắt giữ tại trường đua Phú Thọ. Ông bị đem về giam và tra tấn 9 ngày tại bốt Bolot, chuẩn bị đem đi thủ tiêu. Tuy nhiên, tổ chức Việt Minh phát hiện được và cho người hối lộ 3.000 (ba nghìn) đồng Đông Dương cho cảnh sát Pháp để thả tự do cho ông.

Sau khi được thả tự do, ông được rút về làm Thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn Thành Sài Gòn – Chợ Lớn, Ủy viên Thành bộ Việt Minh và Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các ông Nguyễn Thọ Chân, Lê Minh, Nguyễn Lưu. Năm 1948 – 1949 ông kiêm Trưởng ban Tài chính quận II thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 15 tháng 10 năm 1949, ông lại bị bắt do có nội gián chỉ điểm. Ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai đày đi Côn Đảo. Tại Côn Đảo, ông phụ trách Bí thư chi bộ khám nhà thương, trưởng Ban bình dân học vụ.

Công tác tại miền Bắc Tư Chí Nguyễn Văn Chí

Sau khi Hiệp định Genève, 1954 được ký kết, ngày 1 tháng 10 năm 1954, ông được chính quyền Pháp trao trả tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Tháng 12 năm 1954, ông theo học tại trường Cải cách ruộng đất và sau đó là đội viên chủ lực đi tham gia cải cách ruộng đất đợt 3 tại tỉnh Phú Thọ, đợt 4 tại tỉnh Sơn Tây, đợt 5 tại tỉnh Hà Đông và khu Hồng Quảng.

Năm 1956 – 1957 ông làm phó Thư ký Công đoàn, phó Bí thư Đảng ủy Cục Lắp máy thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1957 – 1959 ông là học viên trường Phổ thông lao động do Trung ương mở.

Năm 1959 – 1960 ông làm phó Trạm, phó Bí thư chi bộ, chính trị viên Trạm cung cấp, Cục Kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1960 – 1962 ông làm Bí thư chi bộ, phó ban Công trường Cờ đỏ (Đông Anh) thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1962 – 1964 ông làm Vụ phó Vụ tổ chức Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Năm 1964 nghỉ hưu.

Qua đời Tư Chí Nguyễn Văn Chí

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông vào Nam đoàn tụ cùng gia đình con cái.

Ông qua đời ngày 21 tháng 12 năm 1980 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô và được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển Hà Nội

Khen thưởng Tư Chí Nguyễn Văn Chí

  • Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc
  • Huân chương Kháng chiến hạng 2

Chú thích

Tags:

Thân thế và bước đầu hoạt động cách mạng Tư Chí Nguyễn Văn ChíHoạt động trong phong trào Việt Minh Tư Chí Nguyễn Văn ChíCông tác tại miền Bắc Tư Chí Nguyễn Văn ChíQua đời Tư Chí Nguyễn Văn ChíKhen thưởng Tư Chí Nguyễn Văn ChíTư Chí Nguyễn Văn Chí19051980

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Landmark 81Yoo Ah-inVạn Lý Trường ThànhVương Nhất BácLê Đại HànhHòa BìnhVladimir Vladimirovich PutinDanh sách quốc gia theo dân sốTôn Đức ThắngChiến tranh Việt NamAnton Pavlovich ChekhovHuy CậnPhan Bội ChâuMặt TrăngSóc TrăngBắc thuộcNhân dân tệOhsama Sentai King-OhgerMinecraftH'MôngHarland SandersNgân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh VượngHiệp định Paris 1973Cristiano RonaldoRamadanRừng mưa nhiệt đớiHệ Mặt TrờiBDSMĐường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45Bình Ngô đại cáoMáy bayCách mạng Tháng TámCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamVũng TàuChóKênh đào PanamaKhánh ThiRosé (ca sĩ)Nhà HánDưới bóng cây hạnh phúcKim ĐồngChợ Bến ThànhĐất phương NamOne PieceKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamHồ Quý LySố phứcQuan hệ Trung Quốc – Việt NamASCIIĐài Truyền hình Việt NamChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtHán Cao TổTiệc trăng máuĐồng ThápTrương Quốc VinhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFANguyễn Văn TrỗiDấu chấmTây Bắc BộDương MịchCách mạng công nghiệpLiên QuânÔng già và biển cảĐi đến nơi có gióDân quân tự vệ (Việt Nam)Đinh Văn NơiVụ án Nọc NạngVẻ đẹp được hé lộPhú ThọThanh gươm diệt quỷLê Minh HưngMông CổCúp bóng đá Nam MỹPhêrô Kiều Công TùngTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam🡆 More