Nguyễn Văn Chì

Giáo sư Nguyễn Văn Chì (1903–1989) là một nhà giáo và nhà cách mạng, một người thầu hết lòng vì học trò.

Ông là vị Giám đốc đầu tiên của Sở Giáo dục Nam bộ từ 1945, từng đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh 1975.

Nguyễn Văn Chì
Sinh1903
Lương Hoà Lạc, Mỹ Tho, Tiền Giang
Mất1989
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thân thế

Giáo sư Nguyễn Văn Chì sinh năm 1903 tại Xã Lương Hoà Lạc, huyện Bến Tranh (nay nhập về Chợ Gạo), Tiền Giang. Nguyên là giáo viên tiểu học, nhưng sau đó, bằng con đường tự học, ông thi đổ trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương.Năm 1928, ông tốt nghiệp chuyên ngành việt văn, đi dạy học ở các Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm (Cần Thơ), Trường Trung học phổ thông Mỹ Tho, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, là trường Pétrus Ký Sài Gòn trước đây.

Vốn là một tri thức yêu nước; Nên khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 nổ ra, ông bắt đầu hướng đến con đường giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ đó ông ngấm ngầm ủng hộ phong trào yêu nước của giới học sinh – sinh viên và tích cực tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ nhằm góp phần nâng cao dân chí cho quần chúng lao động. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ông cùng với các nhà giáo Đặng Minh Trứ, Trần Văn Nguyên tiếp quản Nha Học chánh Nam kỳ và giữ chức vụ Giám đốc. Đồng thời, ông còn tham gia Liên đoàn viên chức Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1946 ông bị thực dân Pháp bắt; nhưng sau đó, do không đủ chứng cứ; nên ông được thả ra. Năm 1947, ông ra vùng bưng biền Đồng Tháp Mười, tham gia kháng chiến; và được giao trọng trách làm Giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ. Ông đã cùng với các đồng nghiệp như Lê Văn Chí, Đặng Minh Trứ, thành lập hệ thống các trường trung học kháng chiến ở trong vùng tự do. Sau năm 1954, được sự phân công của cấp trên, ông về Sài Gòn, hoạt động trong Nghiệp đoàn Giáo giới tư thục. Năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Trải qua các nhà tù Bà Hoà, Gia Định, Tổng nha cảnh sát, Chí Hoà, Phú Lợi, mặc dù bị địch rúng ép, khủng bố, nhưng ông vẫn một lòng trung thành với nhân dân và cách mạng, giữ vững khí tiết của người trí thức chân chính. Năm 1967, trước sự đấu tranh quyết liệt của giáo giới và công luận, địch buộc phải trả tự do cho ông. Năm 1968, ông bí mật vào chiến khu Đông Nam bộ, làm việc tại Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam cùng với 2 ông Lê Văn Chí và Nguyễn Văn Kiết; sau đó, được cử làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định. Tháng 7 –1975, ông được làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh.

Năm 1989, ông mất tại TP.Hồ Chí Minh, thọ 86 tuổi. Mộ của ông hiện tọa lạc tại xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Chú thích

Tham khảo

Tags:

1903194519751989

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Vụ án Huỳnh Thị Huyền NhưFThất hình đại tộiTrái ĐấtTào TháoOlivier GiroudĐông Nam BộChâu ÚcTruyện KiềuVòng bảng UEFA Europa League 2016–17Lý Tiểu LongCông nghệ sinh họcPhương Anh ĐàoQatarTrịnh Công SơnBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtDanh sách quốc gia theo dân sốCộng hòa Nam PhiTiếng Tây Ban NhaMai HoàngTiếng ViệtTwitterPhụ nữKung Fu Panda 4Nha TrangQuảng NamBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Mặt trận Tổ quốc Việt NamLão HạcNam CaoJack – J97Nguyễn Lương BằngNgô Xuân LịchBố già (phim 2021)Real Madrid CFBắc NinhMèoCommunist Party of ChinaLịch sử sinh họcQuần đảo Hoàng SaDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTần Thủy HoàngTy thểPhú YênGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020EthanolBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNam ĐịnhNhật thựcNew ZealandĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Tuần ThánhQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamMéxicoMekong CapitalHồn Trương Ba, da hàng thịtKazakhstanMưa đáKim Ji-won (diễn viên)Nguyễn Văn Long28 tháng 3TokyoHarry KaneWorld Wide WebQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamĐại học Quốc gia Hà NộiGiải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt NamĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCMạch nối tiếp và song songĐảng cộng sản Trung QuốcPiĐồng bằng sông HồngẤm lên toàn cầuNguyễn Chí ThanhNgược dòng thời gian để yêu anh (bản truyền hình)Phạm Tuân🡆 More