Nguyễn Thiệu

Nguyễn Thiệu (1903-1989) một trong hai đại biểu đại diện An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Nguyễn Thiệu
Chức vụ
Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho
Nhiệm kỳTháng 4, 1930 – 1932 (?)
Tiền nhiệmđầu tiên
Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh Quảng Ngãi
Thông tin chung
Quốc tịchViệt Nam
Sinh1903
Đức Lân, Mộ Đức, Quảng Ngãi
Mất1989 (86 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi ởQuảng Ngãi
Tôn giáokhông có
Đảng chính trịAn Nam Cộng Sản Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam

Quê quán

Ông người làng Thạch Trụ, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đỗ Tú tài Tân học năm 1923, thường được gọi là Tú Thiệu.

Cuộc đời

Nguyễn Thiệu là một trong những người thành lập "Công Ái xã", sau đó ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được cử đi dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu, Trung Quốc (1926), rồi trở về quê mở nhiều lớp huấn luyện cho thanh niên, xây dựng cơ sở tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Ngãi.

Tháng 5/1929, Nguyễn Thiệu là đại biểu Kỳ bộ Trung Kỳ đi dự Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hồng Kông (Trung Quốc). Mùa Thu năm 1929, tổ chức An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ, ông là một trong 6 ủy viên Ban lâm thời chỉ đạo.

Tháng 2/1930, ông và Châu Văn Liêm là đại biểu tổ chức An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất- thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Những năm 1930- 1931, Nguyễn Thiệu là ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, kiêm bí thư liên tỉnh Mỹ Tho - Bến Tre - Cà Mau. Cuối tháng 4 năm 1930, Tỉnh ủy Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Mỹ Tho được thành lập, Nguyễn Thiệu được cử làm Bí thư.

Năm 1932, ông bị Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, đày đi Côn Đảo.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nguyễn Thiệu được Chính phủ cách mạng đón về đất liền.

Trong kháng chiến chống Pháp ông được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Ngãi, sau đó giữ chức Giám đốc Hoa kiều vụ Liên khu V.

Sau Hiệp định Geneve 1954, Nguyễn Thiệu tập kết ra Bắc, tham gia xây dựng Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam (giữ chức Viện phó, rồi Viện trưởng).

Ông mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tên ông đã được đặt cho một số con đường ở tỉnh Quảng Ngãi.

Chú thích

Tags:

An Nam Cộng sản ĐảngĐảng Cộng sản Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Trọng NghĩaNick VujicicBenjamin FranklinDanh sách biện pháp tu từNhật BảnDương Văn MinhMắt biếc (tiểu thuyết)Trái ĐấtQuy NhơnBắc thuộcChợ Bến ThànhThành phố Hồ Chí MinhChủ nghĩa tư bảnTitanic (phim 1997)Cầu Châu ĐốcNguyễn Xuân PhúcMưa đáHồ Văn ÝKinh tế ÚcMười hai con giápVõ Nguyên GiápNguyễn Tri PhươngNhật Kim AnhHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁChu Văn AnTrần Thủ ĐộĐại học Bách khoa Hà NộiIsraelLiverpool F.C.Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Danh sách nhân vật trong One PieceKim LânÚcAn Nam tứ đại khíĐộng vậtLê Quý ĐônHổVụ án Thiên Linh CáiTây NguyênTài nguyên thiên nhiênĐường Thái TôngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamNhư Ý truyệnTrần Quốc VượngBùi Văn CườngDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Học viện Kỹ thuật Quân sựNông Đức MạnhCộng hòa Nam PhiQuần đảo Trường SaCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiNguyễn Hòa BìnhCúp bóng đá trong nhà châu ÁBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangTrần Đại QuangQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamTần Thủy HoàngVũng TàuHà NộiVũ Trọng PhụngQuốc kỳ Việt NamPhim khiêu dâmThời bao cấpThái BìnhDuyên hải Nam Trung BộTây Bắc BộNam quốc sơn hàMặt trận Tổ quốc Việt NamThái NguyênVăn Miếu – Quốc Tử GiámRobloxHứa Quang HánVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More