Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo

Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo (Tiếng Trung: 阮福静好; 1823– 1848), phong hiệu Diên Phúc Công chúa (延福公主), là một công chúa con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Diên Phúc Công chúa
延福公主
Công chúa nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh1824
Mất1847 (23 tuổi)
Phu quânNguyễn Văn Ninh
Tên húy
Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo
阮福静好
Thụy hiệu
Đoan Nhã Diên Phúc Công chúa
端雅延福公主
Thân phụNguyễn Hiến Tổ
Thiệu Trị
Thân mẫuThái hậu Từ Dụ

Cuộc đời Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo

Hoàng nữ Tĩnh Hảo sinh năm Minh Mạng thứ 5 (1824), là trưởng nữ, và cũng là người con đầu lòng của vua Thiệu Trị, khi ông giữ tước Trường Khánh công (长庆公). Mẹ của Tĩnh Hảo là Phủ thiếp Phạm Thị Hằng, về sau là Hoàng thái hậu Từ Dụ. Hoàng nữ Tĩnh Hảo là chị cùng mẹ với hoàng nữ Uyên Ý (mất sớm khi mới 3 tuổi) và vua Tự Đức.

Sử sách ghi lại, công chúa Tĩnh Hảo tuổi còn trẻ mà thông minh, nhàn nhã đoan tĩnh, có tính hiếu đễ. Hằng ngày, công chúa đều vào hầu cụ nội là Nhân Tuyên Hoàng thái hậu Trần Thị Đang lễ phép và kính cẩn, rất được bà Nhân Tuyên yêu dấu.

Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tháng giêng, vua cho làm nhà ở ba vườn Vĩnh Ấm, Vĩnh Tú, Vĩnh Lệ để cho các công chúa Tĩnh Hảo, Nhàn YênHuy Nhu ở. Cũng trong tháng đó, vua gả chồng cho cả ba công chúa. Tĩnh Hảo được gả cho Phò mã Đô úy Nguyễn Văn Ninh. Phò mã Ninh nguyên quán ở huyện Bảo Hựu, Vĩnh Long, là con trai của Chưởng phủ sự Thái bảo Hoằng Trung hầu Nguyễn Văn Trọng. Công chúa Tĩnh Hảo sống với chồng rất mực yêu quý và hòa thuận.

Trong số những người em gái khác mẹ của Tĩnh Hảo, có Quy Chính Công chúa Lệ Nhàn, hoàng nữ thứ 15 của vua Thiệu Trị, hạ giá lấy Nguyễn Văn Duy, là cháu nội của Hoằng Trung hầu Nguyễn Văn Trọng.

Mùa hạ năm thứ 6, tháng 4 (âm lịch), Tĩnh Hảo được sách phong làm Diên Phúc Công chúa (延福公主). Năm đó, chỉ có duy nhất một mình bà được sách phong làm Công chúa.

Tháng giêng, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), vua cấp thêm lương năm cho công chúa Diên Phúc, mỗi năm được nhận 600 quan tiền và 300 phương gạo, ngang hàng với 4 bài Thái trưởng công chúa. Lương hằng năm của các công chúa, theo lệ định là 300 quan tiền và 240 phương gạo, nhưng công chúa Tĩnh Hảo lại được đặc cách như vậy phần nào thể hiện rõ sự yêu thương của vua cha dành cho bà.

Tháng 5 (âm lịch) năm thứ 7, phò mã Ninh gặp tang mẹ. Theo lệ, công chúa để tang cha mẹ chồng là 1 năm. Nhưng vì mẹ của phò mã Ninh chỉ là thứ thất của Hoằng Trung hầu, mà công chúa Diên Phúc là con gái trưởng nhà vua, có phân biệt với các thứ công chúa, nên Bộ Lễ xin cho công chúa để tang Tư thôi 5 tháng.

Công chúa Diên Phúc mất vào năm Tự Đức thứ nhất (1847), sau vua cha không lâu. Bà mất khi mới vừa 25 tuổi (tính theo tuổi mụ), được ban thụyĐoan Nhã (端雅). Phủ thờ của công chúa Diên Phúc được dựng ở Kim Long, phủ Thừa Thiên. Công chúa cũng được thờ ở chùa Diệu Đế, nguyên trước đây là phủ Trường Khánh, nơi bà đã từng sống cùng mẹ và các em khi Thiệu Trị chưa đăng cơ.

Năm Tự Đức thứ 23 (1870), phò mã Ninh cũng qua đời.

Thơ viếng của Tự Đức Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo

Sau này vua Tự Đức thường đi qua nhà cũ, nhớ thương người chị vắng số, mà làm 3 bài thơ viếng. Lời rằng:

Bài I

      Phiên âm:
      Thủy lưu hoa tạ thái vô tình
      Quang cảnh giao nhân ám tự kinh
      Tương chử ba trâm dao sắc hưởng
      Tần lâu vân ủng ngọc tiêu thanh
      Đổ lưu truyền nhưỡng thiên thiên hận
      Vị tặng đồng khuê nhất ngũ vinh
      Hàm lệ trí trù hồi thủ vọng
      Hiểu phong mọc nại trục bồng khinh.
      Dịch nghĩa:
      Hoa trôi nước chảy khá vô tình
      Quang cảnh xui người ngầm tự kinh hãi
      Sóng nước sông Tương làm chìm tiếng đàn sắt
      Mây phủ lầu Tần làm lấp tiếng tiêu thổi
      Những thương suối vàng để hận nghìn năm
      Chưa được phong cho sách vàng làm vinh dự
      Nuốt lệ dùng dằng ngoảnh đầu trông lại
      Khốn nỗi vì gió thổi thuyền bồng đi nhanh.

Bài II

      Phiên âm:
      Nam cầu vũ hóa dật tiên tài
      Nhân thế thùy năng ngoại thất ai
      Tính tuế liễn lai ca xuy động
      Kim thần chu quá huệ lan tôi
      Nhàn vân tu tán ưng vô định
      Đại mộng hoan hỉ khước kỷ hồi
      Cựu sự bất kham trùng thuyết hoại
      Ngã tâm phương thốn tẫn thành hơi.
      Dịch nghĩa:
      Khó tìm được người tài giỏi biến hóa như mọc cánh bay đi
      Người ta ở đời ai khỏi có bảy thứ thương
      Năm trước xe qua nghe ca hát nhộn nhịp
      Sớm nay thuyền dạo thấy huệ lan khô héo
      Đám mây bay tụ tán không bao giờ nhất định
      Giấc mộng vui buồn lại chẳng mấy chốc
      Việc cũ chẳng nên bàn cãi làm gì nữa
      Tấc lòng ta từ ngoài thành ra gió lạnh.

Bài III

      Phiên âm:
      Tinh vệ u hồn hà xứ tầm
      Kinh qua dao điếu lính ba tản
      Thường Sơn trì quán hoa thông lạc
      Cấm thủy lâu đài nguyệt tự trầm
      Giang tác ly thanh truyền khúc chữ
      Nhạn kinh thất tự oán hàn lâm
      Hồi khan ai lạc thành như mộng
      Diểu diểu ba đào tứ bất câm.
      Dịch nghĩa:
      U hồn chim tinh vệ biết tìm ở chốn nào
      Đi qua xa thương làn sóng xanh biếc
      Ao quan ở Thường Sơn, hoa tự rơi rụng
      Lâu đài ở Cấm Thủy bóng trăng tự chìm lặng
      Nước chảy ở khúc sông gãy khúc thành ra tiếng biệt ly
      Nhạn kinh lạc bạn oánh trách rừng sâu lạnh lẽo
      Xem lại chuyện đời buồn đều như giấc mộng cả
      Sóng nước mênh mang không cầm nổi tình thương xót.

Năm Tự Đức thứ hai (1849), mùa xuân, vua đến nhà thờ của công chúa Diên Phúc, rót rượu tế, lại làm thơ rằng:

Bài IV

      Phiên âm:
      Tỉ tỉ nguyên phi thiểu
      Đồng bào chỉ nhị nhân
      Văn thư tằng vi bảo
      Chử chúc vị năng thân
      Ôn thanh bằng thùy cộng
      Ưu lao độc ngã tần
      Vãn tu liêu điện giả
      Kiến nguyệt bội thương thần.
      Dịch nghĩa:
      Chị ta nguyên chẳng trẻ,
      Ruột thịt chỉ hai tên,
      Nghe sách từng quên đói,
      Nấu nướng chẳng hề quen,
      Thương nhau chung ấm lạnh,
      Lo lắng chỉ vì em,
      Đêm khuya dâng tặng lễ,
      Nhìn trăng cảm thương thêm.

Trong văn hóa đại chúng Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo

Năm Tác phẩm Diễn viên Nhân vật
2020 Phượng khấu Hoàng Vân Anh Nguyễn Phước Tĩnh Hảo

Tham khảo

Chú thích

Tags:

Cuộc đời Nguyễn Phúc Tĩnh HảoThơ viếng của Tự Đức Nguyễn Phúc Tĩnh HảoTrong văn hóa đại chúng Nguyễn Phúc Tĩnh HảoNguyễn Phúc Tĩnh Hảo18241847Chữ HánCông chúaLịch sử Việt NamNhà NguyễnThiệu Trị

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lý Nam ĐếThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Khắc ĐịnhHồ Xuân HươngBọ Cạp (chiêm tinh)Đảng Cộng sản Việt NamQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamMậu binhMinh MạngMặt TrờiGoogle MapsChâu Vũ ĐồngVụ đắm tàu RMS TitanicGiải bóng rổ Nhà nghề MỹTuyên ngôn độc lập Hoa KỳQuốc gia Việt NamVnExpressFacebookTô Ân XôLê Minh KháiBánh mì Việt NamTrần Hồng Hà (chính khách)Đồng bằng sông Cửu LongCristiano RonaldoBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcChâu Đại DươngDương Tử (diễn viên)Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamCharles IIIBà Rịa – Vũng TàuKim Bình Mai (phim 2008)Kim Soo-hyunAcid aceticChiến cục Đông Xuân 1953–1954Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Nguyễn Văn NênNguyễn Thanh NghịBan Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamWikipediaBài Tiến lênChợ Bến ThànhInternetQKu Klux KlanChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Sự kiện Thiên An MônDanh sách Chủ tịch nước Việt NamChữ NômPhùng Quang ThanhMao Trạch ĐôngVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Elizabeth IIGia đình Hồ Chí MinhDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Mai vàngPhạm Bình MinhĐinh Y NhungLa Văn CầuQuốc hội Việt NamGooglePhạm Văn TràNguyễn Thị Thanh NhànIllit (nhóm nhạc)Vụ bắt giữ và sát hại Ngô Đình DiệmIraqBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamMặt TrăngLê Thanh Hải (chính khách)Đài Á Châu Tự DoNguyễn Tấn DũngZico (rapper)Càn LongBảng chữ cái tiếng AnhPhố cổ Hội AnTaylor SwiftHồ Quý Ly🡆 More