Người Ma Thoa

Người Ma Thoa (Phồn thể: 摩梭族, pinyin: Mósuō zú, phiên âm Hán Việt: Ma Thoa tộc), tên tự gọi là Nạp, Nạp Nhật, Nạp Hằng, là một nhóm dân tộc nhỏ sống ở tỉnh Vân Nam và tỉnh Tứ Xuyên, trên ranh giới với Tây Tạng, thuộc vùng đông nam dãy Himalaya ở Trung Quốc (27°42′35,3″B 100°47′4,04″Đ / 27,7°B 100,78333°Đ / 27.70000; 100.78333).

Người Ma Thoa
(Mosuo, Moso, Musuo, Na)
Người Ma Thoa
Tổng dân số
40.000
Khu vực có số dân đáng kể
Người Ma Thoa Trung Quốc  (Tứ Xuyên · Vân Nam)
Ngôn ngữ
phương ngữ Ma Thoa
Tôn giáo
Đạt Ba giáo, Phật giáo Tây Tạng, Đạo giáo
Sắc tộc có liên quan
Nạp Tây
Người Ma Thoa trên bản đồ Trung Quốc
Người Ma Thoa
Người Ma Thoa
Người Ma Thoa (Trung Quốc)

Dân số người Ma Thoa vào khoảng 40.000 người, phần nhiều sống ở vùng Vĩnh Ninh quanh hồ Lô Cô, trong các huyện Ninh Lạng, Mộc Lý, và Diêm Nguyên.

Phân loại sắc tộc Người Ma Thoa

Hiện không có sự thống nhất về phân loại sắc tộc Ma Thoa.

Mặc dù người Ma Thoa có sự khác biệt về văn hóa với người Nạp Tây, chính phủ Trung Quốc chỉ coi họ là thành viên của nhóm thiểu số người Nạp Tây. Người Nạp Tây có khoảng 320.000 người, phân bố rộng khắp các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc. Văn hoá của họ đã được các học giả bản địa Lamu Gatusa (拉木嘎吐萨, Lạp Mộc Kiết Thổ Tát), Latami Dashi (拉他咪达石, Lạp Tha Mi Đạt Thạch), Yang Lifen (杨丽芬, Dương Lệ Phân) và He Mei nghiên cứu và đăng tải .

Người Ma Thoa tự coi họ là một nhóm sắc tộc tương đối độc lập, với tên tự gọi là Nạp. Họ giữ nhiều nét của văn hóa Tây Tạng, trong khi đó người Nạp Tây chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán. Họ thực hành hai tôn giáo là Đạt Ba giáo và Phật giáo Tây Tạng .

Phong cách sống Người Ma Thoa

Các tài liệu truyền thông về văn hoá của người Ma Thoa có xu hướng làm nổi bật tính dục kỳ lạ gọi là tẩu hôn (chữ Hán: 走婚, Bính âm Hán ngữ: zǒu hūn), mà nhiều người Trung Quốc diễn giải là "tình yêu tự do". Họ sống theo chế độ mẫu hệ đa phu, một vùng đất mà phụ nữ cai trị. Trong một gia đình thì người đàn ông sống cùng người thân và đảm nhận chăn nuôi, đánh cá,... Tuy nhiên ở vai trò người chồng thì đàn ông không phải là thành viên thường trực, và không chịu trách nhiệm về kinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái . Trong một số trường hợp quan sát được thì nam giới chỉ có mặt để làm bạn tình trong vài ngày .

Theo quan niệm về lịch sử loài người thịnh hành ở Trung Quốc, thì lối sống đó mang đặc tính của một xã hội chưa phát triển, còn sót lại từ thời xã hội nguyên thủy .

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại sắc tộc Người Ma ThoaPhong cách sống Người Ma ThoaNgười Ma ThoaBính âm Hán ngữChữ Hán phồn thểHimalayaHán ViệtTrung QuốcTây TạngTứ XuyênVân Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamDương Đình NghệChuyến bay 370 của Malaysia AirlinesChainsaw ManChiến tranh Pháp–Đại NamNhân dân tệLiên bang Đông DươngH'MôngKiều AnhAnimeKhối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ haiTrần Thủ ĐộLê Minh HưngKhởi nghĩa Yên Thế27 tháng 3LitvaViệt NamQuang TrungVõ Tắc ThiênHải PhòngHàn Mặc TửNguyễn TrãiCôn ĐảoTứ bất tửNhư Ý truyệnKim DungNgu Thư HânVladimir Vladimirovich PutinNguyễn Hà PhanLễ Phục SinhHưng YênÔ nhiễm không khíKhủng longThành Cát Tư HãnDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà NộiQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTrống đồng Đông SơnChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaLeonardo da VinciĐờn ca tài tử Nam BộChiến dịch Hồ Chí MinhBà Rịa – Vũng TàuThái BìnhTử Cấm ThànhQuốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tếMậu binhNgười TàyHai Bà TrưngThép MớiCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamRamadanTào TháoChiến tranh thế giới thứ haiSingaporeDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiGoogle DịchVạn Lý Trường ThànhDưới bóng cây hạnh phúcVương Nhất BácCộng hòa IrelandTrận Bạch Đằng (938)Quốc âm thi tậpNguyễn Xuân PhúcNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Nguyễn Bỉnh KhiêmBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamSự kiện Thiên An MônVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngDầu mỏQuan hệ tình dụcKamen RiderTrần Ngọc TràTrà VinhCúp bóng đá châu PhiRoberto MartínezPhật giáo Việt NamHòa ước Nhâm Tuất (1862)Phú Quốc🡆 More