Khởi Nghĩa Bắc Sơn

Khởi nghĩa Bắc Sơn - Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, vào tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng.

Nhân cơ hội này, tháng 9 năm đó, đế quốc Nhật Bản xâm lược bán đảo Đông Dương từ tay Pháp. Từ đây, Việt Nam bị hai thế lực cùng thống trị là thực dân Phápphát xít Nhật. Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại thực dân Phápphát xít Nhật diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 năm 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa.

Khởi nghĩa Bắc Sơn
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Thời gian1940
Địa điểm
{{{place}}}
Kết quả Pháp-Nhật hòa nhau. Pháp tập trung quân lực chiếm lại các đồn, đàn áp và tàn sát dân chúng, cán bộ, đảng viên, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn tan rã.
Tham chiến
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Đảng bộ Bắc Sơn
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Đội du kích Bắc Sơn
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Chính phủ Vichy
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Phát xít Nhật
Chỉ huy và lãnh đạo
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Hoàng Văn Thụ
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Chu Văn Tấn
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Lương Văn Tri
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Phùng Chí Kiên
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Trần Đăng Ninh
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Jean Decoux
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Tsuchihashi Yuitsu
Khởi Nghĩa Bắc Sơn Takeshi Tsukamoto

Diễn biến Khởi Nghĩa Bắc Sơn

Quân Nhật tiến vào Đông Dương

Năm 1940, Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.

Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng ngày 22 tháng 9. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào CaiPhủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.

Khởi nghĩa bùng nổ

Cuối tháng 9, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Bắc Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các tàn binh lính hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ tại Đông Dương, mọi người nổi dậy đánh phá một số đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp. Rạng sáng ngày 27 tháng 9, chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở xã Hưng Vũ họp và thành lập ủy ban khởi nghĩa gồm Hoàng Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún do Hoàng Văn Hán làm chỉ huy. Trong ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quân khởi nghĩa được vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao tiến về huyện Bắc Sơn chiếm đồn binh Mỏ Nhài, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Nhưng chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính do sĩ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.

Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16-10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần phản động, tịch thu thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật làm mật thám cho Pháp.

Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mỏ Nhài dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mitting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, cướp lúa gạo và gia súc. Quân Nhật không can thiệp, để Pháp tái lập trật tự, theo thỏa thuận đã ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.

Chú thích

Tham khảo

  • David Marr (ngày 3 tháng 11 năm 1997). 'Vietnam 1945'. University of California Press. ISBN 0520212282.
  • Lương Ninh, 2000, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam 1930-1945), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tr.478-484
  • Dương Trung Quốc, 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục, Tr. 318.

Xem thêm

Tags:

Diễn biến Khởi Nghĩa Bắc SơnKhởi Nghĩa Bắc Sơn1940Bán đảoBán đảo Đông DươngBắc SơnChiến tranh thế giới thứ haiLạng SơnNgười ViệtNhật BảnPhápQuân đội PhápViệt NamWehrmachtĐảng Cộng sản Việt NamĐế quốc Nhật BảnĐế quốc thực dân Pháp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Văn ThiệuBố già (phim 2021)Kim Jong-unLiếm âm hộTôn giáo tại Việt NamBạch LộcTây Ban NhaNghệ AnDanh sách di sản thế giới tại Việt NamQuốc hội Việt NamViệt Nam hóa chiến tranhDanh mục các dân tộc Việt NamTrận Xuân LộcQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamSa PaĐồng ThápLưu BịBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)EPhú QuốcHệ Mặt TrờiRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)25 tháng 4Châu Vũ ĐồngĐộng đấtNhà Tây SơnThanh HóaNgô Xuân LịchLê Quý ĐônThất ngôn tứ tuyệtĐinh La ThăngCanadaTrần Lưu QuangPhật giáoIllit (nhóm nhạc)Ấn ĐộPhan Văn GiangĐinh Tiên HoàngÔ ăn quanBắc NinhĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngKiên GiangPhong trào Cần VươngThám tử lừng danh ConanCarlo AncelottiVụ án cầu Chương DươngNguyễn KhuyếnThủ dâmFansipanQuân đội nhân dân Việt NamCửa khẩu Mộc BàiFNgười Buôn GióThiếu nữ bên hoa huệ12BETGFriendTập đoàn FPTVăn Miếu – Quốc Tử GiámLê Trọng TấnMặt TrờiTrần Quang PhươngLương CườngLê Minh HươngMa trận (toán học)Căn bậc haiBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLê Đại HànhHồng BàngLý Thái TổTôn Đức ThắngÂm đạoLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhVĩnh PhúcAn Dương VươngBiên HòaDân số thế giớiHuếRoblox🡆 More