Kỳ Liên Sơn

Kỳ Liên Sơn (Tiếng Trung: 祁连山; pinyin: Qílián Shān, còn gọi là Nam Sơn 南山 nghĩa là dãy núi phía nam khi nhìn từ hành lang Hà Tây của Con đường tơ lụa) là phần nằm ngoài ở phía bắc của dãy núi Côn Lôn, tạo thành ranh giới giữa các tỉnh Thanh Hải (phía đông bắc) và Cam Túc (phía tây), dài khoảng 1.000 km, rộng khoảng 200–300 km, độ cao trung bình đạt 4.000 m trên mực nước biển.

Lượng giáng thủy hàng năm trong khoảng 250–600 mm. Nó là nơi bắt nguồn của sông Ngạch Tể Nạp (Hắc Hà).

Kỳ Liên Sơn
Dãy núi Kỳ Liên Sơn, Trung Quốc

Dãy núi này kéo dài từ khoảng 70 km về phía nam Đôn Hoàng và kéo dài khoảng 800-1.000 km và thấp dần về phía đông nam, tạo thành ranh giới phía tây của hành lang Cam Túc. Trước đây, người châu Âu gọi dãy núi này là dãy núi Richthofen theo tên của Ferdinand von Richthofen, một nhà địa lý và khoa học người Đức

Dãy núi được lấy tên theo đỉnh Kỳ Liên Sơn, nằm khoảng 60 km về phía nam Tửu Tuyền, tại tọa độ 39°12′B 98°32′Đ / 39,2°B 98,533°Đ / 39.200; 98.533, với độ cao tới 5.547 m, là ngọn núi cao nhất trong tỉnh Cam Túc. Nó là đỉnh cao nhất trong dãy núi chính, nhưng có 2 đỉnh cao hơn và xa hơn về phía nam, Cương Tắc Ngô Kết (岗则吾结) hay đỉnh Đoàn Kết (团结) tại tọa độ 38°30′B 97°43′Đ / 38,5°B 97,717°Đ / 38.500; 97.717 với độ cao 5.808 m và Sài Đạt Mộc Sơn (柴达木山) tại tọa độ 38°2′B 95°19′Đ / 38,033°B 95,317°Đ / 38.033; 95.317 với độ cao 5.759 m.

Dãy núi này kéo dài về phía tây như là dãy núi Anhĩ Kim Sơn với đỉnh A Nhĩ Kim Sơn cao 5.798 m. Về phía đông, nó vượt qua phía bắc hồ Thanh Hải và bồn địa Sài Đạt Mộc (Qaidam), kết thúc như là Đại Phản Sơn (大阪山) và Hưng Long Sơn gần Lan Châu, với đỉnh Miêu Mã Sơn (4.070 m) là phần nằm ngoài phía đông. Các đoạn của Vạn lý trường thành thời nhà Minh đi qua các sườn núi phía bắc của nó cũng như phía nam của phần nằm ngoài phương bắc là Long Châu Sơn (3.616 m).

Sử ký đề cập tới "Kỳ Liên Sơn hay Thiên Sơn" cùng với Đôn Hoàng như là vùng đất của người Nguyệt Chi. Tuy nhiên, rất có thể là tên gọi trong bộ sử này nói tới dãy núi khác, gọi là Thiên Sơn, khoảng 1.500 km xa hơn về phía tây, còn Đôn Hoàng là dãy núi được chứng thực như là Đôn Hoăng (敦薨) và Kỳ Liên (祁连) được nhận dạng như là cụm từ trong ngôn ngữ Hung Nô nghĩa là "thiên/trời" (chữ Hán: 天; Bính âm Hán ngữ: tiān) theo kiến giải của Nhan Sư Cổ (顏師古, 581-645), một người chú giải Sử ký sống trong thời kỳ thời nhà Đường.

Ghi chú

Tham khảo

  • Winchester Simon. (2008). The Man Who Loved China: the Fantastic Story of the Eccentric Scientist Who Unlocked the Mysteries of the Middle Kingdom. New York: Harper. 10-ISBN 0-060-88459-2; 13-ISBN 978-0-060-88459-8

Liên kết ngoài

Tags:

Bính âm Hán ngữCam TúcChữ Trung QuốcCon đường tơ lụaCôn Lôn (núi)Giáng thủyHành lang Hà TâyHắc HàMực nước biểnThanh Hải

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giải vô địch bóng đá thế giới 2022Lục bộ (Việt Nam)Võ Trần ChíMặt trận Tổ quốc Việt NamGoogleKung Fu PandaLGBTThánh địa Mỹ SơnLão HạcDanh sách biện pháp tu từLê Thái TổChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Bạc LiêuPNelson MandelaĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamChí PhèoThành nhà HồLưu BịĐế quốc AkkadTottenham Hotspur F.C.Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrent Alexander-ArnoldCông an Thành phố Hồ Chí MinhChâu ÂuQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Trịnh Tố TâmGCác vị trí trong bóng đáĐinh La ThăngQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamĐào, phở và pianoBratislavaChủ nghĩa tư bảnTình yêuKhmer ĐỏQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamTần Thủy HoàngTam giác BermudaKinh tế Nhật BảnNgười ViệtAi CậpGia đình Hồ Chí MinhNhà máy thủy điện Hòa BìnhVõ Thị SáuĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhAn GiangBạch LộcHiệu ứng nhà kínhTô Vĩnh DiệnHoàng Thị Thúy LanChiến dịch Tây NguyênThích-ca Mâu-niNATOĐội tuyển bóng đá quốc gia GruziaBùi Thị Quỳnh VânJustin BieberHồ Quý LyGấu trúc lớnSở Kiều truyện (phim)Lisa (rapper)Bà TriệuTrà VinhLạm phátSécHoa hồngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngThổ Nhĩ KỳCách mạng Công nghiệpNhà MinhBảy mối tội đầuBảy hoàng tử của Địa ngụcPháp thuộcOne PieceTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamCác ngày lễ ở Việt Nam🡆 More