Hoàng Tích Chỉ

Hoàng Tích Chỉ (1 tháng 9, 1932 – 20 tháng 3, 2022) là một nhà biên kịch của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Ông là nhà biên kịch phim đầu tiên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012.

Hoàng Tích Chỉ
Hoàng Tích Chỉ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1932-09-01)1 tháng 9, 1932
Nơi sinh
Bắc Ninh
Mất20 tháng 3, 2022(2022-03-20) (89 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịchHoàng Tích Chỉ Việt Nam
Nghề nghiệpnhà biên kịch
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròbiên kịch
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Thể loạicách mạng
Tác phẩmTrên vĩ tuyến 17, Biển gọi, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu, Thành phố lúc rạng đông
(danh sách chi tiết)
Giải thưởng
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2012
Văn học nghệ thuật

Tiểu sử Hoàng Tích Chỉ

Hoàng Tích Chỉ sinh ngày 1 tháng 9 năm 1932 tại xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng như anh cả nhà báo Hoàng Tích Chu, anh hai họa sĩ Hoàng Tích Chù, anh ba nhà viết kịch Hoàng Tích Linh.

Mặc dù cha ông làm quan phủ huấn học nhưng vì mẹ mất sớm và là vợ ba nên ông phải trải qua một tuổi thơ cơ cực. Mãi tới năm 7 tuổi cha ông mới đón về nuôi. Là quan phủ huấn học nên cha ông rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Tuổi thơ hiếu động, lại không chịu học hành tử tế, cậu bé Chỉ đã hứng không biết bao đòn roi của bố. Cho đến giờ,khi nhắc lại câu chuyện ấy, ông lại cười buồn bảo: "Lúc đó tôi mà học hành tử tế thì vốn văn hoá đâu có thấp như bây giờ" rồi lại khiêm tốn tự nhận mình là "dân ít học"

Từ năm 1946 ông đã sớm giác ngộ Cách mạng và làm trinh sát ở Ty liêm phóng Bắc Giang. Năm 1956 làm trưởng phòng Văn nghệ Ty Văn hóa Bắc Giang. Năm 1959 học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1961 học lớp biên kịch trường Điện ảnh Việt Nam, tốt nghiệp năm 1963. Từ năm 1964 làm trưởng phòng biên tập Hãng phim truyện Việt Nam sau giữ chức giám đốc Hãng phim truyện I - Cục Điện ảnh.

Ông là người biên kịch cho nhiều bộ phim kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, tên tuổi ông gắn liền với nhiều đạo diễn nổi tiếng đặc biệt là Nghệ sĩ Nhân dân Hải Ninh.

Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm: Trên vĩ tuyến 17 (kịch bản phim truyện); Biển gọi (kịch bản phim truyện); Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (biên kịch thứ nhất phim truyện); Em bé Hà Nội (biên kịch thứ nhất phim truyện); Mối tình đầu (biên kịch thứ nhất phim truyện); Thành phố lúc rạng đông (biên kịch thứ nhất phim tài liệu).

Ông từ trần vào ngày 20 tháng 3 năm 2022, hưởng thọ 89 tuổi.

Tác phẩm chính Hoàng Tích Chỉ

  • Biển gọi (Bông sen bạc năm 1970)
  • Bão tuyến dựng thành phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" (Bông sen bạc 1973)
  • Em bé Hà Nội (Bông sen vàng năm 1975)
  • Mắt bão (1972) dựng thành phim "Tọa độ chết" (1985)
  • Thành phố lúc rạng động
  • Tướng cướp hoàn lương dựng thành phim truyện SBC
  • Tiểu thuyết Bóng ma rừng Sác dựng thành phim "Bông hoa rừng Sác"

Suy nghĩ về nghề văn Hoàng Tích Chỉ

    Cha tôi giỏi chữ Hán, tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Anh cả Hoàng Tích Chu nhà báo. Anh hai Hoàng Tích Chù họa sĩ. Anh trẻ Hoàng Tích Linh viết kịch. Tôi là con út, mồ côi cha mẹ sớm, 13 tuổi làm trinh sát, 15 tuổi cầm súng đối mặt với các thế lực thù địch sừng sỏ như tướng phỉ, tình báo đặc nhiệm. Tôi được rèn luyện, sống trong cái nôi tình nghĩa của đồng đội, đồng bào. Và 43 năm cầm bút viết kịch bản văn học điện ảnh một nghệ thuật tổng hợp, công nghệ kỹ thuật cao. Và mối quan hệ quần chúng, quốc tế cực kỳ rộng lớn... Tôi may mắn được đến viết kịch bản làm phim ở các chiến trường: Vùng giới tuyến Vĩnh Linh - Quảng Trị, chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972 - Hà Nội. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Tôi luôn mơ ước có được thời gian viết tác phẩm văn học. Đã ngoài 70, trên bàn viết vẫn còn hàng chục kịch bản văn học đang đợi tôi.

Tham khảo

Tags:

Tiểu sử Hoàng Tích ChỉTác phẩm chính Hoàng Tích ChỉSuy nghĩ về nghề văn Hoàng Tích ChỉHoàng Tích ChỉGiải thưởng Hồ Chí Minh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Sinh HùngAdolf HitlerPhan Văn MãiBoku no PicoTỉnh thành Việt NamThomas EdisonLeonardo da VinciQuan hệ tình dụcNguyễn Duy NgọcLê Văn TuyếnNguyễn Thị Kim NgânFutsalĐộng đấtNguyễn Thiện NhânIndonesiaSa PaNam quốc sơn hàBóng đáVõ Thị Ánh XuânTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Tô Huy RứaSự kiện 30 tháng 4 năm 1975TwitterNho giáoQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamLê Tiến PhươngLê Quý ĐônHải DươngPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Phạm Ngọc Hùng (sinh năm 1960)Thái BìnhSự kiện Thiên An MônVĩnh LongTôn Đức ThắngSố nguyênMassage kích dụcVe sầuTrường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí MinhDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủDanh sách thành viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bị kỷ luậtĐịa lý Việt NamChelsea F.C.Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamLê Minh HươngQuốc gia Việt NamĐạo giáoDanh sách ủy viên Trung ương Đảng khóa XIIIBình PhướcBảng xếp hạng bóng đá nam FIFABà Rịa – Vũng TàuNguyễn Chí VịnhPhạm Phương Thảo (ca sĩ)Chân Hoàn truyệnChiến dịch Linebacker IIMáy tínhGoogleĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngKhánh ThiHuân chương Sao Vàng (Việt Nam)Quốc hội Việt Nam khóa VITaylor SwiftChiến dịch Mùa Xuân 1975Hoàng Thị Thúy LanThế hệ ZĐắk NôngMai (phim)Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamLiverpool F.C.Khởi nghĩa Hai Bà TrưngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuLệnh Ý Hoàng quý phiMinh Thành TổHarry PotterBùi Thị Minh HoàiVụ đắm tàu RMS TitanicQuân ủy Trung ương (Việt Nam)Quốc kỳ Việt NamHồng Kông🡆 More