Obata Hideyoshi

Obata Hideyoshi (小畑英良, おばた ひでよし) (2 tháng 4 năm 1890 - 11 tháng 8 năm 1944) là một vị tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Ông đã mổ bụng tự sát (seppuku) sau thất bại của quân Nhật trong trận Guam vào năm 1944.

Obata Hideyoshi
Obata Hideyoshi
Đại tướng Obata Hideyoshi
Sinh2 tháng 4 năm 1890
Osaka, Nhật Bản
Mất11 tháng 8, 1944(1944-08-11) (54 tuổi)
Guam
ThuộcĐế quốc Nhật Bản
Quân chủngObata Hideyoshi Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1911 - 1944
Quân hàmĐại tướng (truy phong)
Chỉ huyKhông đoàn 5, Không lực 3, Quân đoàn 31
Tham chiếnChiến dịch quần đảo Mariana và Palau
Trận Guam

Tiểu sử Obata Hideyoshi

Obata quê ở quận Osaka. Ông tốt nghiệp khóa 23 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) vào tháng 12 năm 1911 và được đưa vào hoạt động ở quân chủng kị binh với quân hàm trung úy. Năm 1919, ông tốt nghiệp khóa 31 Đại học Lục quân và được phong quân hàm đại úy.

Obata là thành viên của nhóm ái quốc cực đoan Hoàng đạo phái (Kōdōha) dưới sự chỉ huy của Araki Sadao, chủ trương cổ vũ sức mạnh tinh thần của quân đội bằng cách đề cao tinh thần thượng võ và vai trò của Thiên hoàng. Đối lập với Hoàng đạo phái là Thống chế phái (Toseiha) do Ugaki Kazushige đứng đầu.

Từ 1923-1927, Obata trở thành tùy viên quân sự tại Vương quốc Anh và từ năm 1927-1934 là tại Ấn Độ thuộc Anh. Tháng 8 năm 1934, ông được phong hàm đại tá khi đang phục vụ trong quân chủng kị binh và triệu hồi về Nhật để làm việc trong Bộ tổng tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản.

Obata được phong hàm thiếu tướng vào tháng 3 năm 1938 và được chuyển từ kị binh sang không lực lục quân. Ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Không lực lục quân Akeno tháng 8 năm 1938. Tháng 12 năm 1940, ông được phong hàm trung tướng và bổ nhiệm làm chỉ huy Không đoàn 5 đóng tại Đài Loan khi Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu. Sau đó, ông được điều đến mặt trận Miến Điện vào năm 1942. Tháng 5 năm 1943, ông trở thành tổng tư lệnh Không lực 3 Lục quân nhưng lại được triệu hồi về Tokyo tháng 12 cùng năm.

Ngày 18 tháng 2 năm 1944, Obata được giao chỉ huy Quân đoàn 31 với 2 sư đoàn 29 và 53 làm nhiệm vụ phòng thủ quần đảo Mariana. Khi quân Đồng Minh chuẩn bị đổ bộ, Obata đã yêu cầu gửi thêm xi măng, sắt thép để làm hệ thống phòng thủ nhưng phần lớn đồ tiếp tế đã bị đánh chìm xuống đáy biển. Khi quân Mỹ đổ bộ lên Saipan, Obata đã cho dời sở chỉ huy của mình đến đảo Guam. Tại đây, ông đã cùng trung tướng Takeshi Takashina làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Tuy nhiên, khi quân Mỹ đổ bộ chiếm Guam vào ngày 21 tháng 7, quân Nhật đã nhanh chóng bị quân lực và hỏa lực Mỹ áp đảo. Sau khi tướng Takashina chết vào ngày 28 tháng 7, quyền chỉ huy được chuyển giao cho Obata. Cuối cùng, khi thấy không còn giữ được đảo, Obata đã ra lệnh cho những người lính của mình chiến đấu đến chết rồi thực hiện mổ bụng tự sát (seppuku) vào ngày 11 tháng 8 năm 1944. Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tướng.

Chú thích

Tham khảo

Sách

  • Lê Vinh Quốc-Huỳnh Văn Tòng (2000). Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) - Quyển 2. Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Dupuy, Trevor N. (1992). Bách khoa toàn thư Tiểu sử Obata Hideyoshi Quân đội. I B Tauris & Co Ltd. ISBN 1-85043-569-3.
  • Fuller, Richard (1992). Shokan: Hirohito's Samurai. London: Arms and Armor. ISBN 1-85409-151-4.
  • Gailey, Harry (1988). Giải phóng đảo Guam (21/7 - 10/8). Novato, California, U.S.A.: Presidio Press. ISBN 0-89141-651-X.
  • Hayashi, Saburo (1959). Kogun: Quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Cox, Alvin D. Quantico, VA: The Marine Corps Association.

Web

Xem thêm

Tags:

Tiểu sử Obata HideyoshiObata Hideyoshi11 tháng 8189019442 tháng 4Chiến tranh thế giới thứ haiLục quân Đế quốc Nhật BảnSeppukuTrận Guam (1944)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNguyễn Văn LongByeon Woo-seokChâu ÁTrí tuệ nhân tạoBảo toàn năng lượngTrận Bạch Đằng (938)Thám tử lừng danh ConanKhởi nghĩa Hai Bà TrưngĐồng NaiTrần Nhân TôngMã MorseIndonesiaAcetaldehydeYouTubeChợ Bến ThànhBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamTrường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí MinhHướng dươngGallonTrần Thái TôngMôi trườngSeventeen (nhóm nhạc)Tô HoàiKim Ngưu (chiêm tinh)Charles IIITrận SekigaharaCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhHạ LongThiên địa (website)Ô nhiễm môi trườngHiệp định Paris 1973Lăng Chủ tịch Hồ Chí MinhNguyễn Cao KỳSông HồngTru TiênVụ án Lê Văn LuyệnThuận TrịHai Bà TrưngTaylor SwiftQatarNew ZealandPhan Văn KhảiChiến dịch Hồ Chí MinhCông an nhân dân Việt NamEFL ChampionshipTổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt NamHồ Xuân HươngNguyệt thựcPhilippinesTổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam)Đỗ Bá TỵNguyễn Thị Kim NgânCần ThơV (ca sĩ)Cảm tình viên (phim truyền hình)Giê-suBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLê Thái TổDanh sách thành viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bị kỷ luậtChiến dịch Linebacker IICristiano RonaldoLa LigaViêm da cơ địaDanh mục các dân tộc Việt NamNguyễn Sinh HùngDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueBảo ĐạiNhà ĐườngĐêm đầy saoẤn ĐộHứa Quang HánĐinh Tiên HoàngLê Tuấn PhongTuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)Đào Đức ToànRoblox🡆 More