Hiệu Ứng Hall Spin

Hiệu ứng Hall spin là một hiệu ứng được dự đoán bởi nhà vật lý người Nga Mikhail I.Dyakonov và Vladimir I.Perel vào năm 1971.

Nó miêu tả sự xuất hiện của sự tích tụ spin ở khu vực hai bên bề mặt của một vật liệu dẫn điện, ở hai bên rìa đối diện dấu của hướng spin ngược nhau. Trong một đoạn dây hình trụ, sự phân cực spin do dòng điện gây ra sẽ nằm uốn xung quanh dây. Khi hướng dòng điện bị đảo ngược, hướng của spin cũng sẽ bị đảo ngược.

Hiệu Ứng Hall Spin
Hình ảnh diễn tả hiệu ứng Hall spin
Hiệu Ứng Hall Spin
Hình ảnh diễn tả hiệu ứng Hall spin đảo

Khái niệm Hiệu Ứng Hall Spin

Hiệu ứng Hall spin là một hiệu ứng bao gồm sự tích tụ spin ở khu vực hai bên rìa của một vật liệu dẫn điện. Hai rìa đối diện nhau sẽ có dấu spin ngược nhau. Nó tương tự với hiệu ứng spin cổ điển, nơi mà điện tích với dấu đối lập nhau xuất hiện ở rìa đối diện nhau trên bề mặt của một vật liệu dẫn điện trong từ trường. Trong trường hợp của hiệu ứng spin cổ điển, sự tích tụ của điện tích ở hai bên rìa là do lực Lorentz tác động lên các hạt mang điện trong vật liệu đặt trong từ trường. Hiệu ứng Hall spin có thể xảy ra không cần từ trường mà hoàn toàn do hiện tượng dựa trên spin. Hiệu ứng spin Hall thuộc cùng một nhóm với hiệu ứng Hall dị thường xảy ra trong sắt từ có nguồn gốc từ tương tác spin-quỹ đạo.

Lịch sử Hiệu Ứng Hall Spin

Hiệu ứng Hall spin (thuận và đảo) được dự đoán bởi nhà vật lý Nga Mikhail I. Dyakonov và Vladimir I. Perel vào năm 1971. Họ cũng lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm của dòng điện spin.

Vào năm 1983, Averkiev và Dyakonov đề xuất một phương pháp để đo hiệu ứng Hall spin đảo thông qua việc điều khiển hướng spin bằng quang học trong chất bán dẫn. Dựa trên ý tưởng này, thí nghiệm đầu tiên biểu diễn hiện tượng Hall spin đảo đã được thực hiện bởi Bakun và đồng nghiệp vào năm 1984.

Thuật ngữ "Hiệu ứng Hall spin" được giới thiệu bởi Hirsch và ông cũng chính là người đã dự đoán lại hiện tượng này vào năm 1999.

Về mặt thực nghiệm, hiệu ứng spin Hall được phát hiện ở chất bán dẫn hơn 30 năm sau khi nó được dự đoán.

Nguồn gốc vật lý của hiện tượng Hall spin Hiệu Ứng Hall Spin

Hai cơ chế có thể là nguồn gốc của hiện tượng Hall spin, ở đó một dòng điện (bao gồm các điện tích chuyển động) biến thành một dòng điện spin (dòng điện với các spin chuyển động nhưng điện tích thì không). Cơ chế đầu tiên được đề xuất bởi Dyakonov Perel bao gồm sự tán xạ Mott phụ thuộc vào spin, khi các hạt mang điện với dấu spin ngược nhau di chuyển theo các hướng đối lập khi va chạm với các tạp chất trong vật liệu. Cơ chế thứ hai là do bản chất vật liệu, khi mà hướng di chuyển của các hạt mang điện bị ảnh hưởng do tương tác spin-quỹ đạo. Đây là kết quả của sự bất đối xứng trong vật liệu.

Chúng ta có thể tưởng tượng cơ chế do bản chất vật liệu bằng việc liên hệ sự với chuyển động của một quả bóng tennis. Quả bóng tennis thay đổi khỏi hướng chuyển động thẳng của nó trong không khí phụ thuộc vào hướng xoáy, được biết đến là hiệu ứng Magnus. Trong chất rắn, không khí được thay thế bởi điện trường do sự bất đối xứng của vật liệu, chuyển động tương đối giữa Mômen từ (của spin) và điện trường tạo nên một hiệu ứng làm thay đổi hướng chuyển động của electron.

Tương tự với hiệu ứng Hall, cả cơ chế do bản chất và ngoại lai, đều dẫn tới sự tích tụ của các electron với spin ngược dấu ở hai bên rìa bề mặt vật liệu.

Từ trở Hall spin Hiệu Ứng Hall Spin

Hiệu ứng Hall spin không cần từ trường. Tuy nhiên, nếu một từ trường đủ lớn được áp theo hướng vuông góc với hướng của spin ở trên bề mặt, spin sẽ tiến động xung quanh hướng của từ trường và hiện tượng Hall spin sẽ biến mất. Bởi vậy khi xuất hiện từ trường, sự kết hợp của hiệu ứng spin thuận và đảo dẫn tới sự thay đổi về điện trở của vật liệu. Điều này được chú ý bởi Dyakonov và Perel vào năm 1971 và sau đó được nghiên cứu kĩ hơn bởi Dyakonov. Trong những năm gần đây, từ trở Hall spin được nghiên cứu thực nghiệm kĩ hơn trong vật liệu từ và vật liệu thường (kim loại nặng như Pt, Ta, Pd, nơi có tương tác spin - quỹ đạo mạnh).

Điều khiển hiệu ứng Hall spin thuận và đảo bằng phương pháp quang học Hiệu Ứng Hall Spin

Hiệu ứng spin thuận và đảo có thể được điều khiển bằng công cụ quang học. Sự tích tụ spin tạo ra sự phân cực tròn của ánh sáng, cũng như sự phân cực Faraday (hoặc Kerr) của ánh sáng truyền qua (hoặc phản xạ). Phát hiện sự phân cực của ánh sáng giúp các nhà khoa học nhận biết được hiệu ứng Hall spin.

Gần đây, sự xuất hiện của hiện tượng thuận và đảo được phát hiện không chỉ trong chất bán dẫn mà còn trong cả kim loại .

Tham khảo

Tags:

Khái niệm Hiệu Ứng Hall SpinLịch sử Hiệu Ứng Hall SpinNguồn gốc vật lý của hiện tượng Hall spin Hiệu Ứng Hall SpinTừ trở Hall spin Hiệu Ứng Hall SpinĐiều khiển hiệu ứng Hall spin thuận và đảo bằng phương pháp quang học Hiệu Ứng Hall SpinHiệu Ứng Hall Spin

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mùi cỏ cháyMin Hee-jinHạnh phúcHồ Quý LyBuôn Ma ThuộtThánh địa Mỹ SơnĐinh Văn NơiMiền Bắc (Việt Nam)Hồ Hoàn KiếmĐà LạtNguyễn Văn LinhVụ án Lê Văn LuyệnLoạt sút luân lưu (bóng đá)Đài Tiếng nói Việt NamMedusaCù Huy Hà VũLưu BịDương Văn An (chính khách)Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamĐường Trường SơnChóHoàng Hoa ThámChiến dịch Mùa Xuân 1975Taylor SwiftMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamLý Nam ĐếCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamChiến tranh thế giới thứ haiVe sầuLeonardo da VinciBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIISaigon PhantomĐào Đức ToànPhan ThiếtElon MuskChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamThế hệ ZMáy tínhCanadaLe SserafimGiê-suNgô Đình DiệmArsenal F.C.Cúp bóng đá trong nhà châu ÁSóng thầnTrần Tuấn AnhNguyễn Tân CươngChiến dịch Linebacker IIBọ Cạp (chiêm tinh)Châu MỹKế hoàng hậuSự kiện Thiên An MônLa LigaNgô QuyềnLiverpool F.C.Mai vàngCách mạng Công nghiệp lần thứ tưCristiano RonaldoĐồng NaiGiải bóng đá Ngoại hạng AnhMinh MạngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngKinh thành HuếĐội tuyển bóng đá quốc gia IndonesiaBắc NinhKhánh HòaĐịa đạo Củ ChiBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcNguyễn Vân ChiTrận SekigaharaTrần PhúTrần Quý ThanhThanh gươm diệt quỷCác ngày lễ ở Việt NamQuốc hội Việt NamChủ nghĩa khắc kỷTrường Đại học Kinh tế Quốc dânTrận đồi A1🡆 More