Hiển Cung Hoàng Hậu

Hiển Cung Hoàng hậu (Tiếng Trung: 顯恭皇后; 1084 - 1109), nguyên phối và là Hoàng hậu đầu tiên của Tống Huy Tông Triệu Cát, đồng thời là sinh mẫu của Tống Khâm Tông Triệu Hoàn.

Hiển Cung Hoàng hậu
顯恭皇后
Tống Huy Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Tống
Tại vị1100 - 1108
Tiền nhiệmChiêu Hoài Lưu Hoàng hậu
Kế nhiệmHiển Túc Trịnh Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1084
Mất1109
Khai Phong
An tángVĩnh Cố lăng (永固陵)
Phối ngẫuTống Huy Tông
Triệu Cát
Hậu duệ Hiển Cung Hoàng Hậu
Thụy hiệu
Tĩnh Hòa Hoàng hậu
(靜和皇后)
Hiển Cung Hoàng hậu
(顯恭皇后)
Thân phụVương Tảo

Trong lịch sử triều Tống, bà là vị Hoàng hậu thứ hai sinh ra Hoàng đế kế vị sau Tuyên Nhân Cao Hoàng hậu. Tuy nhiên khác với Cao hoàng hậu, con bà vừa sinh đã được lập làm Hoàng thái tử, do đó là bà vị Hoàng hậu đầu tiên của nhà Tống sinh hạ Trữ quân.

Tiểu sử Hiển Cung Hoàng Hậu

Hiển Cung Hoàng hậu Vương thị, nguyên quán ở Khai Phong, là con gái của Đức châu Thứ sử Vương Tảo (王藻), sau tặng Thái sư, tước Vinh Quốc công. Khoảng năm Nguyên Phù thứ 2 (1099), tháng 2, gả cho Đoan vương Triệu Cát, thụ phong Thuận Quốc phu nhân (順國夫人).

Năm Nguyên Phù thứ 3 (1100), tháng giêng, Tống Triết Tông băng hà, Đoan vương được Hướng Thái hậu chọn làm Tự Hoàng đế, tức Tống Huy Tông. Cùng năm đó, tháng 2, ngày Đinh Mùi, bà được sách lập Hoàng hậu khi vừa tròn 16 tuổi. Tháng 5 năm đó, bà sinh hạ Hoàng trưởng tử Triệu Hoàn, sau lập làm Hoàng thái tử chính vị Trữ quân.

Năm Sùng Ninh thứ 2 (1102), tháng 6, chính thức tiến hành đại lễ phong Hậu. Năm thứ 3 (1103), bà hạ sinh Hoàng thứ nữ, tức Vĩnh Khánh công chúa.

Hoàng hậu thất sủng Hiển Cung Hoàng Hậu

Theo như Tống sử ghi lại, Vương hoàng hậu tính tình ôn cẩn, dung mạo đoan trang nhưng không được Tống Huy Tông sủng ái. Khi đó, Tống Huy Tông rất sủng ái Trịnh Quý phi và Vương Quý phi, nhưng bà không tỏ thái độ xa lánh, ra sức ôn hòa thân thiết, đối xử cả hai quân bình như nhau. Gặp khi có hoạn quan vọng ý gần gũi với Hoàng hậu, trông rất đáng nghi, Huy Tông phái Hình bộ Thị lang là Chu Đỉnh (周鼎) lập tức tra xét, định bỏ ngục, nhưng lại không có chứng cứ gì bèn thả ra. Khi Hoàng hậu tiếp kiến, không hề có một lời nào, Huy Tông vì thế cũng từ từ bỏ qua.

Năm Đại Quan thứ 2 (1109), tháng 9, ngày Quý Dậu (26), Vương hoàng hậu băng thệ, khi 25 tuổi. Tháng 11 cùng năm, Huy Tông định thụy hiệuTĩnh Hòa Hoàng hậu (靜和皇后). Sang tháng 12, ngày Nhâm Dần (27) thì làm lễ an táng ở trong Vĩnh Dụ lăng (永裕陵), lăng mộ của Tống Thần Tông. Sang năm sau, tháng giêng, đưa thần chủ lên Miếu riêng. Những năm Thiệu Hưng, Tống Cao Tông kế vị, ông đã cải thụy hiệu của bà thành Hiển Cung Hoàng hậu (顯恭皇后), hợp táng cùng Huy Tông tại Vĩnh Cố lăng (永固陵) với Huy Tông, đưa thần chủ vào Miếu của Huy Tông thăng phụng.

Hậu duệ Hiển Cung Hoàng Hậu

  • Tống Khâm Tông Triệu Hoàn [趙桓], đích trưởng tử của Tống Huy Tông.
  • Vinh Đức Đế cơ [荣德帝姬], Hoàng thứ nữ của Tống Huy Tông.
    sơ phong Vĩnh Khánh công chúa (永慶公主), sau cải Vinh Phúc công chúa (荣福公主). Khi Huy Tông áp dụng chế độ Đế cơ, công chúa được cải phong [Vinh Đức Đế cơ]. Hạ giá lấy Tả Vệ tướng quân Tào Thịnh (曹晟), cháu chắt của Đại tướng Tào Bân, một người trong tộc của Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu. Từ sau loạn Tĩnh Khang, Tào Thịnh bị giết, công chúa thành thiếp của Hoàn Nhan Xương. Khoảng năm Thiên Quyến thứ 2 (1139), Kim Hi Tông giết Hoàn Nhan Xương, công chúa bị đem vào cung làm cung tần của Hi Tông. Trongt hời gian ấy bà được gọi tên là Kim Nô (金奴).

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Tiểu sử Hiển Cung Hoàng HậuHoàng hậu thất sủng Hiển Cung Hoàng HậuHậu duệ Hiển Cung Hoàng HậuHiển Cung Hoàng Hậu10841109Chữ HánHoàng hậuTống Huy TôngTống Khâm Tông

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamVõ Thị Ánh XuânTrường Đại học Sư phạm Hà NộiChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979BitcoinMỹ TâmCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamTrần Quốc VượngJude BellinghamBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Đinh NúpBan Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCác dân tộc tại Việt NamAdolf HitlerChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)PTỉnh thành Việt NamBộ đội Biên phòng Việt NamInternetCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoKitô giáoQuần đảo Hoàng SaAcid aceticBà TriệuĐạo Cao ĐàiThái BìnhĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHàn Mặc TửQuảng BìnhĐà NẵngHình bình hànhLý Nam ĐếTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngDanh sách trại giam ở Việt NamMalaysiaKhánh VyTom CleverleyYG EntertainmentNguyễn Xuân PhúcGMMTVĐại dươngẢ Rập Xê ÚtBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Cho tôi xin một vé đi tuổi thơQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamTiếng Trung QuốcManchester United F.C.Bậc dinh dưỡngThang điểm trong hệ thống giáo dục Việt NamTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamPhan Đình GiótFansipanKu Klux KlanGốm Bát TràngNguyễn Tấn DũngNewJeansLiên QuânMin Hee-jinBạo lực học đườngĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTài xỉuCờ vuaSố nguyên tốBoku no PicoLigue 1Tây Ban NhaAn Nam tứ đại khíTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Nam CaoVăn họcHọc viện Kỹ thuật Quân sựTrần Cẩm TúRunning Man (chương trình truyền hình)Bang Si-hyukTriệu Lệ DĩnhMặt trận Tổ quốc Việt NamHoaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênThe Sympathizer🡆 More