Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi: Giao lộ tại Quận 1, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

Giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, thường được biết đến với các tên gọi Bồn Kèn hay Bùng binh Cây Liễu, là một vòng xoay giao thông nơi giao nhau giữa hai con đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây được xem là vòng xoay đầu tiên của Sài Gòn xưa và của Việt Nam.

Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi: Tên gọi, Lịch sử
Đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi vào năm 2020

Vào năm 2014, vòng xoay bị phá dỡ để thực hiện thi công tuyến Metro số 1phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đến cuối năm 2022, giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho tái lập.

Tên gọi Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi

Bồn Kèn là tên người dân thường gọi giao lộ này vào thời Pháp thuộc, được cho là xuất phát từ việc vào mỗi chiều thứ bảy, có nhiều người lính đến đây chơi nhạc Tây. Còn Bùng binh Cây Liễu là cách gọi về sau, khi nơi đây là vòng xoay có hàng cây liễu được trồng xung quanh đài phun nước.

Lịch sử Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi

Thế kỷ 19

Vào đầu thế kỷ 19, nơi đây chỉ là một điểm trên dòng Kinh Lớn, con kênh nối sông Sài Gòn với thành Bát Quái. Sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp cho đào thêm một con kênh vuông góc với Kinh Lớn thì vị trí này trở thành nơi giao nhau giữa hai dòng kênh. Tuy nhiên khi quy hoạch lại đô thị Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19, cả hai dòng kênh đều bị chính quyền cho lấp đi để xây dựng thành hai đại lộ là Đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) và Đại lộ Bonard (nay là đường Lê Lợi).

Thế kỷ 20

Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi: Tên gọi, Lịch sử 
Bồn Kèn và tòa nhà Grands Magasins Charner vào khoảng năm 1930

Khi thiết kế đô thị Sài Gòn lúc bấy giờ, chính quyền đã tính toán đến việc xây dựng một đài phun nước tại giao lộ này. Tuy nhiên trên thực tế, vào khoảng năm 1920 chỉ có một cái bệ cao hình bát giác được xây dựng giữa giao lộ.

Cuối năm 1942, giao lộ được chỉnh trang, lúc này mới xây dựng thành vòng xoay với đài phun nước ở giữa. Sau đó một năm, hình hồ nước và đài phun nước được đăng tải trên bìa của Nam Kỳ tuần báo. Vào thập niên 1970, một số cây liễu được trồng xung quanh đài phun nước nên từ đó người dân gọi là Bùng binh Cây Liễu.

Trong Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển đã mô tả về ngã tư này như sau:

Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi: Tên gọi, Lịch sử 
Bùng binh Cây Liễu, Thương xá TAXKhách sạn Rex vào đầu năm 2011

Thế kỷ 21

Vào năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh khởi công xây dựng ga ngầm Nhà hát Thành phố của tuyến đường sắt đô thị số 1phố đi bộ Nguyễn Huệ, vòng xoay Cây Liễu và đài phun nước bị phá bỏ. Năm 2015, khi phố đi bộ Nguyễn Huệ đi vào hoạt động thì nơi đây trở thành một sân nhạc nước với hệ thống phun nước ngầm thuộc quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ. Ngoài ra, quảng trường đi bộ lúc này cũng chắn ngang hoàn toàn đường Lê Lợi nên xe cộ cũng không còn có thể lưu thông qua lại.

Năm 2019, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh quyết định dỡ bỏ sân nhạc nước và xây dựng đài phun nước nghệ thuật với một hoa sen bằng thủy tinh ở chính giữa. Đến tháng 5 năm 2022, sau khi ga ngầm Nhà hát Thành phố hoàn thành, mặt bằng đường Lê Lợi khu vực này lần lượt được hoàn trả, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho các sở ngành nghiên cứu phương án tái lập vòng xoay tại nút giao thông Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Theo phương án thiết kế được Sở Quy hoạch – Kiến trúc trình Ủy ban nhân dân thành phố vào tháng 11, vòng xoay có bán kính 11,7 m với bó vỉa là các khối đá granite xám xếp trực tiếp lên nền của quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, kinh phí thực hiện khoảng 500 triệu đồng. Nút giao thông vòng xoay chính thức đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 11 tháng 1 năm 2023, cùng với hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên hai con đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi.

Tranh cãi về việc phá dỡ

Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi: Tên gọi, Lịch sử 
Sân nhạc nước tại vị trí vòng xoay cũ vào năm 2017

Nhà báo Phúc Tiến đã nhận định, "Khi phá bỏ các biểu tượng đã có và ngăn không cho xe lưu thông qua ba giao lộ này, phải chăng người đề xuất và người duyệt dự án phố đi bộ Nguyễn Huệ, đã không tính đến các yếu tố lịch sử, kể cả khoa phong thủy của tổ tiên?". Khi có quyết định tháo dỡ, nhiều người dân cũng đã viết blog, viết trên Facebook hay ký kiến nghị điện tử bày tỏ mong muốn dừng việc phá dỡ nhưng không được chấp thuận. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bày tỏ sự tiếc nuối khi những công trình như thương xá TAX, bùng binh Cây Liễu, cà phê Givral, Eden, Ba Son... đều lần lượt bị phá dỡ.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Tên gọi Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê LợiLịch sử Giao Lộ Nguyễn Huệ – Lê LợiGiao Lộ Nguyễn Huệ – Lê LợiQuận 1Thành phố Hồ Chí MinhViệt NamĐường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí MinhĐường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

AreumCharles I của AnhMông CổElizabeth IILionel MessiNhà bà NữDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânPhápẤn ĐộVladimir Vladimirovich PutinĐắc nhân tâmTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiFĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhĐền HùngNguyễn Chí ThanhChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtVụ phát tán video Vàng AnhMyanmarDanh sách quốc gia theo dân sốChiến tranh LạnhChủ nghĩa xã hộiQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamDinh Độc LậpTHệ sinh tháiSúng trường tự động KalashnikovVũ Đức ĐamĐứcPremier LeagueHoàng Thị Thúy LanAngkor WatHôn nhân cùng giớiBóng đáKinh tế Nhật BảnNhà Tiền LêPhong trào Thơ mới (Việt Nam)Dragon Ball – 7 viên ngọc rồngTrà VinhBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Chào mừng đến lớp học đề cao thực lựcNhà giả kim (tiểu thuyết)Bình PhướcĐinh Tiến DũngNguyễn Thị BìnhChiến tranh Việt NamThánh GióngQuy NhơnDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNhật thựcCúc Tịnh YĐồng ThápBerlinNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Cúp bóng đá châu Á 2000Robert OppenheimerTaylor SwiftNhà TrầnNguyễn Huy TưởngĐồng NaiChâu MỹKim Bình MaiAdolf HitlerBắc Đại Tây DươngChân Hoàn truyệnChủ nghĩa cộng sảnLê Trọng TấnÁo dàiMáy tính cá nhân IBMLý Chiêu HoàngNam ĐịnhNew ZealandBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIINguyễn Đình ChiểuDấu chấmKim Ngọc🡆 More