Tàu Tuần Dương Đức Emden

Emden là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đức, là chiếc duy nhất trong lớp của nó, và là tàu chiến đầu tiên được Đức chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Yếu kém so với một tàu tuần dương đương thời, nó vẫn tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng chỉ trong vai trò huấn luyện và các hoạt động thứ yếu, cho đến khi bị đánh đắm vào ngày 3 tháng 5 năm 1945.

Emden
Tàu tuần dương Emden tại Trung Quốc, năm 1931
Lịch sử
KM Ensign Tàu Tuần Dương Đức EmdenĐức
Tên gọi Emden
Đặt tên theo Emden
Đặt hàng 1921
Đặt lườn tháng 12 năm 1921
Hạ thủy 6 tháng 1 năm 1925
Nhập biên chế 15 tháng 10 năm 1925
Xuất biên chế 26 tháng 4 năm 1945
Số phận Bị đánh đắm 3 tháng 5 năm 1945
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước 7.100 tấn Anh (7.200 t) (tiêu chuẩn)
Chiều dài 156 m (511 ft 10 in)
Sườn ngang 14,3 m (46 ft 11 in)
Mớn nước 5,8 m (19 ft 0 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước
  • 4 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 46.500 shp (34.700 kW) (sau khi tái trang bị 1934)
Tốc độ 29,5 hải lý trên giờ (54,6 km/h; 33,9 mph)
Tầm xa 6.750 nmi (12.500 km; 7.770 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 685
Vũ khí
  • 8 × hải pháo 150 mm (5,9 in) (8×1);
  • 3 × pháo 105 mm (4,1 in);
  • 3 × pháo 88 mm (3,5 in);
  • 4 × pháo 37 mm (1,5 in);
  • 8 (sau nâng lên 20) × pháo 20 mm (0,79 in);
  • 4 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21,0 in)

Thiết kế và chế tạo Tàu Tuần Dương Đức Emden

Chiếc tàu tuần dương thứ ba mang tên Emden được đặt hàng vào năm 1921. Tuy nhiên công việc chế tạo bị trì hoãn, thoạt tiên là do sự phản đối của Đồng Minh đối với thiết kế, và sau đó là do tình trạng lạm phát và suy thoái của nước Đức vào năm 1923. Thiết kế ban đầu dự định trang tám khẩu pháo 6 inch (152 mm) trên bốn tháp pháo nòng đôi, cho phép Emden trở thành một tàu tuần dương tiên tiến vào thời đó. Tuy nhiên Hiệp ước Versailles cấm nước Đức phát triển loại vũ khí mới, bao gồm tháp pháo mới. Giống như hầu hết hải quân các nước, Hải quân Đức chưa bao giờ áp dụng tháp pháo nòng đôi cho cỡ pháo nhỏ; mọi thiết kế trước đây đều là cỡ pháo 8 inch hay lớn hơn, nên quá lớn đối với một tàu tuần dương tải trọng 6.000 tấn như Hiệp ước cho phép. Điều này đã buộc phải thiết kế lại con tàu, với các khẩu pháo được đặt trên 8 tháp pháo nòng đơn kém hiệu quả, khiến cho Emden trông rất giống với những tàu chiến tiền nhiệm thời Thế Chiến I.

Cuối cùng con tàu cũng được hạ thủy vào ngày 6 tháng 1 năm 1925; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 10 năm 1925.

Lịch sử hoạt động Tàu Tuần Dương Đức Emden

Được sử dụng chủ yếu như một tàu huấn luyện, Emden thực hiện nhiều chuyến đi đến Đại Tây Dương, Thái Bình DươngĐịa Trung Hải từ năm 1926 đến năm 1939. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chiếc tàu tuần dương bị hư hại bởi một cuộc không kích của Không quân Hoàng gia Anh xuống Wilhelmshaven. Một máy bay ném bom Bristol Blenheim bị hỏa lực phòng không bắn trúng và đã rơi vào phần mũi của Emden, làm thiệt mạng 9 thành viên thủy thủ đoàn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, người lái chiếc máy bay là Trung úy phi công H. L. Emden.

Sau khi được sửa chữa, Emden tham gia các hoạt động rải mìn tại Bắc Hải trong thời gian còn lại của năm 1939. Trong Chiến dịch Weserübung, cuộc tấn công để chiếm đóng Na Uy, Emden nằm trong thành phần Đội đặc nhiệm 5 bất hạnh được giao nhiệm vụ chiếm Oslo. Soái hạm của hải đội, tàu tuần dương hạng nặng Blücher bị các khẩu đội pháo phòng thủ duyên hải của pháo đài Oscarsborg đánh chìm trên trong vũng biển Oslofjord, trong khi chiếc Lützow (nguyên là thiết giáp hạm bỏ túi Deutschland) bị hư hại nặng do trúng một quả ngư lôi phóng từ một tàu ngầm Anh ngoài khơi bờ biển Đan Mạch trên đường quay trở về Đức.

Emden trải qua suốt thời gian còn lại của chiến tranh tại biển Baltic, hầu hết là cho nhiệm vụ huấn luyện. Từ tháng 1 năm 1945, nó giúp vào việc triệt thoái binh lính và thường dân từ Đông Phổ đến miền Bắc nước Đức và Đan Mạch. Trên một chuyến đi như vậy, nó đã đưa về nước thi hài của cựu Tổng thống Cộng hòa Đức Paul von Hindenburg và phu nhân. Trong đêm 9-10 tháng 4 năm 1945, Emden bị hư hại nặng bởi một cuộc không kích xuống Kiel. Bị nghiêng 15°, nó được cho kéo đến Heikendorfer Bucht và cho mắc cạn tại đây vào ngày 14 tháng 4. Emden được cho ngừng hoạt động vào ngày 26 tháng 4 năm 1945, cho đánh đắm vào ngày 3 tháng 5, rồi được tháo dỡ sau chiến tranh.

Văn hóa đại chúng Tàu Tuần Dương Đức Emden

Trong một thời gian, Emden được chỉ huy bởi Karl Dönitz cho đến khi ông được thăng lên Đại tá Hải quân và chuyển sang Chi hạm đội U-boat 1 vào năm 1935. Sau này ông đã nhắc lại những chuyến đi cùng với nó trong quyển tự truyện Memoirs: Ten Years and Twenty Days.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Thiết kế và chế tạo Tàu Tuần Dương Đức EmdenLịch sử hoạt động Tàu Tuần Dương Đức EmdenVăn hóa đại chúng Tàu Tuần Dương Đức EmdenTàu Tuần Dương Đức Emden19453 tháng 5Chiến tranh thế giới thứ haiChiến tranh thế giới thứ nhấtHải quân ĐứcTàu tuần dương hạng nhẹ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dấu chấmSố phứcPhan Văn MãiHồ CaChiến dịch Tây NguyênVõ Tắc ThiênKinh thành HuếMậu binhQuảng BìnhBắc GiangKhởi nghĩa Hương KhêThái BìnhChâu ÂuLitvaDương Hoàng YếnMinh Thái TổĐài Truyền hình Việt NamThiên sứ nhà bênToán họcĐi đến nơi có gióLGBTUkrainaXuân DiệuĐất rừng phương NamNgười Thái (Việt Nam)Hoàng thành Thăng LongVề chuyện tôi chuyển sinh thành SlimeThành Cổ LoaQuốc kỳ Việt NamĐại ViệtĐội tuyển bóng đá quốc gia PhápTôn Thất ThuyếtDanh sách bàn thắng quốc tế của Cristiano RonaldoHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁTào TháoVNGThiên Yết (chiêm tinh)Nhà Lê sơGia Cát LượngLê Quý ĐônTiếng ViệtNguyễn Thị BìnhKiên GiangThomas TuchelThanh gươm diệt quỷSố chính phươngKhánh ThiHai Bà TrưngBí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhĐàm Vĩnh HưngTình yêu dối lừaNhảy cóc (chiến thuật)Boeing B-52 StratofortressĐường Cao TôngĐắk LắkLong AnNguyễn Tri PhươngSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Càn LongTiếng Hàn QuốcDân số thế giớiTiệc trăng máuQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamSơn LaLiếm âm hộDĩ AnKamen RiderHồng KôngSong Hye-kyoTrần Thái TôngTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Nguyễn Hà PhanLễ Phục SinhĐặng Lê Nguyên VũChiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh Việt NamTrần Thị Nguyệt ThuNhật thựcThời bao cấp🡆 More